Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây chè

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Đặc điểm hình thái (thân, lá, búp), đặc tính sinh trƣởng của cây chè, thời gian sinh trƣởng (bắt đầu, kết thúc sinh trƣởng), số đợt sinh trƣởng búp/năm... có quan hệ chặt chẽ với khả năng cho năng suất và chất lƣợng nguyên liệu chè. Do vậy, nghiên cứu đặc tính sinh vật học của cây chè nhằm tuyển chọn những giống chè tốt và có những biện pháp kỹ thuật để mở rộng diện tích những giống chè đã chọn lọc luôn đƣợc quan tâm.

- Nghiên cứu về lá chè

Bakhơtadze Nghiên cứu quan hệ giữa lá chè và năng suất đã đề ra các chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè nhƣ: màu sắc, kích thƣớc lá, cấu tạo giải phẫu lá.

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa màu sắc lá với chất lƣợng chè tác giả kết luận: Dạng lá chè có màu vàng là đặc trƣng và tƣơng quan có lợi cho các chỉ tiêu sinh hoá, nó khác với các màu khác ở chỗ có sự khác nhau về hàm lƣợng Chlorophyll, Tanin và một số chỉ tiêu khác. Dạng lá có màu cà phê sáng đặc trƣng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý.

Nghiên cứu về quan hệ giữa lá chè với năng suất chất lƣợng chè

Kerkhatze cho rằng: Góc lá tối ƣu cho quang hợp của cây chè là 450, lá chè

màu vàng là đặc trƣng có lợi cho các chỉ tiêu sinh hoá búp chè.

Nghiên cứu quan hệ giữa lá chè trƣởng thành và lá thứ 3 của búp chè tôm ba lá tác giả Bakhơtadze cho rằng: Lá thứ 3 của búp 1 tôm 3 lá thƣờng có diện tích bằng 40% lá trƣởng thành.

Nghiên cứu của Hadfied.W (1974)[42], về chỉ số diện tích lá của các giống chè đã kết luận: Chỉ số diện tích lá của những giống chè thông thƣờng từ 3 - 4 và của những giống chè có thế lá đứng là 5 - 7. Giống chè Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quốc chỉ số diện tích lá cao hơn, có khả năng trồng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ và cho năng suất cao hơn kiểu giống Assam.

- Nghiên cứu về sinh trưởng của búp chè

Bakhơtadze khi nghiên cứu về sự sinh trƣởng của búp chè cho rằng: Sinh trƣởng của búp chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, ở những vùng có mùa Đông rõ rệt, búp chè sẽ ngừng sinh trƣởng vào mùa Đông và cây chè đƣợc phục hồi vào thời kỳ có nhiệt độ không khí ấm lên, ngƣợc lại ở những nƣớc nhiệt đới (quần đảo Gjava) Srilanka hay Nam Ấn Độ do có điều kiện thời tiết thuận lợi đặc biệt là nhiệt độ ôn hoà, búp chè sinh trƣởng liên tục, chè cho thu hoạch quanh năm, đây đƣợc coi là lợi thế của vùng đất này.

Squir (1979) [43], nghiên cứu ở Mallawi đã kết luận: Tổng nhiệt độ hữu hiệu cần thiết để cho một mầm chè (0,2cm) sinh trƣởng thành búp chè có thể

thu hoạch đƣợc (8-15 cm) khoảng 500o

C- 6000C, theo tác giả có đến 2/3 nhiệt độ này sẽ cung cấp cho sinh trƣởng búp.

Mỗi giai đoạn cây chè sinh trƣởng khác nhau vì vậy sự hình thành và phát triển của búp chè cũng nhƣ các lứa búp cũng khác nhau. Tuy nhiên ở một hƣớng khác cho thấy yếu tố nhiệt độ có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành các lứa. Nghiên cứu về vấn đề này Stephan- Carr (1988) [44], khi nghiên cứu chu kỳ thay thế búp chè (đợt sinh trƣởng) đã kết luận: Có thể căn cứ vào nhiệt độ không khí tối thiểu và nhiệt độ tối đa để dự đoán một lứa búp mới sinh trƣởng, phát triển.

Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm không khí với sinh trƣởng búp chè Hadfiel(1974) [42], cho biết: Độ ẩm không khí có liên quan mật thiết với sinh trƣởng của búp chè. Nếu độ ẩm không khí thấp trong thời gian dài, hàm lƣợng nƣớc trong búp chè giảm, búp chè sinh trƣởng chậm. Khi nhiệt độ không khí cao, độ ẩm không khí thấp, tốc độ sinh trƣởng búp và quang hợp giảm, cây sẽ bị thiếu nƣớc và lúc đó cây chè có xu hƣớng sinh trƣởng chậm lại. Carr-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Stephen [44] đã nhận xét: Hầu hết các vùng chè có lƣợng mƣa trung bình khoảng 150 mm/tháng sẽ cho sản lƣợng liên tục. Tổng lƣợng mƣa cả năm là 1800 mm cây chè sẽ sinh trƣởng phát triển tốt, nếu lƣợng mƣa trong năm dƣới

1500 mm, không đƣợc tƣới nƣớc cây chè sẽ phát triển kém, năng suất thấp. Nghiên cứu sinh trƣởng búp chè Dzemukhate [41], chỉ ra rằng: Trong

điều kiện để giống hay không đốn các mầm chè đƣợc phân hoá trong vụ Thu, vụ Đông và hình thành búp trong vụ Xuân. Ở những nƣơng chè có đốn, sự phân hoá mầm chè chủ yếu diễn ra ở vụ Xuân. Nhƣ vậy ở nƣơng chè có đốn và hái búp thƣờng xuyên, sinh trƣởng búp chè bắt đầu muộn hơn so với nƣơng chè để giống hay không đốn.

- Nghiên cứu về sự phát triển của rễ chè

Nghiên cứu về sự khác nhau của bộ rễ ở các giống chè: Các giống chè khác nhau có bộ rễ sinh trƣởng phát triển khác nhau trong đó các giống chọn lọc thƣờng có bộ rễ sinh trƣởng mạnh hơn các giống chè địa phƣơng.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa lá chè, thế lá và bộ rễ với khả năng chống chịu của các giống chè, Hadfiel.W [42], chỉ ra rằng: Những giống chè Trung Quốc lá nhỏ, thế lá đứng, có bộ rễ phân bố sâu dƣới mặt đất nên khả năng chống hạn tốt hơn những giống chè khác.

Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khƣơng [23], cho biết khi nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng của bộ rễ chè các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: Sinh trƣởng của bộ rễ và bộ lá chè có tƣơng quan chặt với nhau, hỗ trợ cho nhau về mùa Đông, khi chè ngừng sinh trƣởng rễ chè bắt đầu phát triển, mùa Xuân khi búp chè sinh trƣởng mạnh, bộ rễ phát triển chậm lại và tiếp tục nhƣ vậy khi bộ rễ phát triển chậm thì lá và búp chè sẽ sinh trƣởng nhanh và ngƣợc lại. Trong 1 năm cây chè có 4 - 5 đợt sinh trƣởng.

- Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây chè

Khi nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhiệt độ, ánh sáng với sinh trƣởng chè, Carr-Squir [39] , chỉ ra rằng: Ở một số vùng chè trên thế giới, nhiệt độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không khí tối thiểu là 13-140C, nhiệt độ tối thích là 18- 250C, nhiệt độ tối cao là 300C, nhiệt độ bề mặt lá chè tối thiểu là 210C, nếu nhiệt độ trên 300C sẽ có hiện tƣợng quang hợp và sinh trƣởng của cây chè sẽ giảm nhanh.

Cây chè đƣợc coi là cây trung tính, khi mới mọc là cây ƣa bóng, lớn lên

là cây ƣa ánh sáng, nếu nhiệt độ cao trên 350C cần thiết phải che bóng thích

hợp để giảm cƣờng độ ánh sáng và giảm nhiệt độ. Hiện nay diện tích chè trồng mới chủ yếu đƣợc trồng bằng cây chè giâm hom vì vậy khi trồng nếu cây chè đƣợc che bóng sẽ làm tăng tỷ lệ sống và sức sinh trƣởng của cây.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)