Tình hình sản xuất chè của huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 56)

- Diện tích, năng suất và sản lượng chè Đại Từ

Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn của tỉnh Thái Nguyên. Huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 30 xã, thị trấn trồng chè. Theo số liệu thống kê đến hết năm 2010, tổng diện tích chè toàn huyện là 5.253 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh 4.935 ha, năng suất chè búp tƣơi bình quân đạt 102,39 tạ/ha, với sản lƣợng nguyên liệu chè tƣơi 50.530 tấn

Tính trong giai đoạn 2000 – 2005, mức tăng về diện tích chè của Đại Từ đạt 39,69% (mức tăng bình quân của toàn tỉnh là 30,94%), năng suất chè từ 72,0 tạ/ha (năm 2000) tăng lên 86,0 tạ búp tƣơi/ha (năm 2005) (tăng 19,45%, so với mức tăng bình quân của tỉnh), sản lƣợng chè búp tƣơi tăng tƣơng ứng là 53,41% (so với mức tăng sản lƣợng bình quân của tỉnh là 41,09%). Giai đoạn này, xét cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng, sản xuất chè của huyện đều tăng mạnh hơn so với mức trung tăng trung bình chung của toàn tỉnh.

Trong vòng 5 năm trở lại đây (2005 - 2010), diện tích, năng suất và sản lƣợng chè của Đại Từ tiếp tục tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của toàn tỉnh, mức độ tăng vẫn còn thấp hơn cả về năng suất và sản lƣợng, đặc biệt về sản lƣợng. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng về sản lƣợng chè Đại Từ thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình chung toàn tỉnh là do: ở các huyện khác, tốc độ tăng về diện tích chè cho thu hoạch búp cao hơn (tốc độ tăng về diện tích chè cho sản phẩm của Đại Từ là 2,60%/năm, trong khi tốc độ tăng trung bình toàn tỉnh là 2,96%/năm). Mặt khác, tốc độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng năng suất trung bình trung toàn tỉnh cao gấp đôi so với tốc độ tăng năng suất của huyện (10,39%/năm so với 5,02%/năm). Nguyên nhân dẫn đến năng suất trung bình chung toàn tỉnh tăng cao chủ yếu xuất phát từ thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, có mức độ đầu tƣ thâm canh chè rất cao.

Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè Đại Từ giai đoạn 2000- 2010

Hạng mục Đơn vị 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2000/ 2005 Tốc độ tăng 2005- 2010 (%/năm) Tổng diện tích 1000 ha 3,487 4,871 5,028 5,098 5,152 5,196 5,253 139,69 1,53 Diện tích cho sản phẩm 1000 ha 3,375 4,346 4,623 4,743 4,900 4,900 4,935 128,77 2,60 Năng suất chè búp tƣơi Tạ/ha 2,00 86,00 89,02 91,13 94,13 99,02 102,39 119,45 3,55 Sản lƣợng chè búp tƣơi 1000tấn 24,30 37,38 41,15 43,22 46,12 48,52 50,53 153,81 6,23

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ)

Số liệu ở Bảng 4.3, cho thấy, so với năm 2005, năm 2010 diện tích chè Đại Từ tăng 7,84% (từ 4.871 ha lên 5.253 ha), tƣơng ứng với tốc độ tăng bình quân là 1,53%/năm. So với giai đoạn 2000 - 2005, giai đoạn này tốc độ mở rộng diện tích chậm hơn. Nguyên nhân có thể là do ở giai đoạn trƣớc, diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng còn nhiều, nên việc phát triển, mở rộng diện tích trồng chè rất thuận lợi. Càng về sau, khi quỹ đất trống thu hẹp dần sẽ không còn đất để mở rộng diện tích trồng chè.

Có thể nói, quỹ đất để phát triển mở rộng diện tích trồng chè của Đại Từ không còn nhiều. Những loại đất tốt, phù hợp, thuận lợi cho trồng chè về cơ bản đã sử dụng hết, do đó nên tập chung đầu tƣ vào trồng thay thế các giống mới nhập nội có năng suất ổn định, chất lƣợng cao trên những diện tích chè già cỗi, năng suất thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Về năng suất:

Giai đoạn này, mức tăng năng suất cao hơn so với giai đoạn trƣớc (năm 2005: 86,0 tạ/ha, năm 2010: 102,39 tạ/ha, mức tăng 19,06%, tốc độ tăng 3,55%/năm). Nguyên nhân có thể là do trong những năm vừa qua, việc đầu tƣ phát triển cây chè đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ của huyện và của tỉnh, nhiều chƣơng trình, dự án phát triển chè đã đƣợc thực hiện, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong thâm canh, cải tạo và trồng mới chè; nhiều mô hình ứng dụng giống mới, khoa học kỹ thuật mới đƣợc xây dựng thành công; chú trọng công tác đào tạo tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân làm chè.

Trong cả giai đoạn, tốc độ tăng năng suất bình quân là 3,55%/năm, năm sau tăng cao hơn so với năm trƣớc. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng này rất thấp so với tốc độ tăng trƣởng trung bình trung về năng suất của tỉnh. Năm 2010, năng suất chè búp tƣơi bình quân của Đại Từ đạt 102,39 tạ/ha, đứng thứ 3 trong tỉnh Thái Nguyên (sau thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ).

- Về sản lượng: Giai đoạn 2005-2010, sản lƣợng có tốc độ tăng trƣởng cao hơn so với diện tích và năng suất (mức tăng trƣởng về sản lƣợng đạt 6,23%/năm). Chính yếu tố năng suất đã làm cho sản lƣợng chè ở giai đoạn này tăng cao. Tuy nhiên, so với mức tăng trƣởng trung bình chung về sản lƣợng của tỉnh, tốc độ tăng trƣởng về sản lƣợng của huyện vẫn thấp hơn nhiều (tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng của huyện: 6,23%/năm, của tỉnh: 13,18%/năm). Trên địa bàn huyện, diện tích chè giống Trung Du trồng bằng hạt chiếm tỷ lệ cao nhất: 77,92%, các giống mới chọn lọc trồng bằng bầu giâm cành chỉ chiếm 22,08% (tỷ lệ giống mới của cả nƣớc là 51%, Thái Nguyên là 30,6%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.4: Hiện trạng giống và cơ cấu giống chè ở huyện Đại Từ năm 2010

Tên giống Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Phân bố chủ yếu Tổng diện tích 5253,00 100,00 Trên toàn huyện

- Trung Du 4093,10 77,92 Trên toàn huyện

- Giống mới 1159,90 22,08 Trên toàn huyện

+ TRI777 160,69 3,06 Trên toàn huyện

+ LDP1 700,30 13,33 Trên toàn huyện

+ Keo Am Tích 59,65 1,14 La Bằng, Hùng Sơn, Phú Xuyên + Phúc Vân Tiên 116.69 2,22 Trên toàn huyện

+ Kim Tuyên 115,64 2,20 Trên toàn huyện

+ Bát Tiên và các

giống khác 6,75 0,13

La Bằng, Phú Cƣờng, Tiên Hội, Hùng Sơn

(Nguồn số liệu: Chi cục thống kê huyện Đại Từ)

Hình 4.3: Đồ thị diễn biến hiện trạng giống và cơ cấu giống chè ở huyện Đại Từ năm 2010

Qua số liệu Bảng 4.4. Giống chè mới đƣợc trồng tại Đại Từ chủ yếu là giống LDP1: 700,3 ha (chiếm 13,33%). Các giống mới còn gồm: TRI777

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(160,87 ha, chiếm 3,06%), Phúc Vân Tiên (116,69 ha, chiếm 2,22%), Kim Tuyên (115,64 ha, chiếm 2,20%), Keo Am Tích (59,65 ha, chiếm 1,14%), Bát Tiên và các giống khác (PH8, PH9…) (6,75 ha, chiếm 0,13%).

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)