Năm 1918, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên ở Việt Nam đƣợc thành lập, từ đó công tác nghiên cứu chè đƣợc tiến hành rộng rãi và sâu sắc hơn. Theo Dupasquer - 1923, đến năm 1923, Việt Nam đã trồng đƣợc 10.368ha chè đầu tiên với giống chè là Trung Du, Shan và Atxam (Ấn Độ) (Đỗ Ngọc Quỹ - 1991) [25].
Song song với việc điều tra thu thập giống chè, Trạm nghiên cứu chè Phú Hộ đã tiến hành nhập nội giống từ Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Nhật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bản, Lào. Theo Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong - 1997 [26], giống chè Bắc Kỳ (Trung Du) mọc khoẻ nhất, ít kén đất, mọc tốt ở cả đất xấu. Nhƣợc điểm lớn nhất là do bản chất lai tạp nên biến dị, không đồng đều, tán xoè đến hẹp hình thoi, khó áp dụng kỹ thuật canh tác thống nhất (đốn, hái), búp không đều, nhiều hoa, quả.
Ở miền Nam, thời kỳ 1950, tại Trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc đã trồng một tập đoàn giống chè từ Phú Hộ chuyển vào. Sau đó có trồng thêm 2 giống chè Nhật Kenga và Yubukyta vào thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Các thứ chè Shan rất hợp với vùng Tây Nguyên vì vó năng suất chất lƣợng cao nên đựoc các chủ đồn điền chè ƣu tiên phát triển rộng trên diện tích sản xuất cùng với giống chè Ấn Độ để làm chè đen xuất khẩu sang Tây Âu.
Về chọn giống chè, Du Pasquier (1920 - 1925) đã chọn lọc với vật liệu khởi đầu là giống chè Trung du Bắc Kỳ. Mục tiêu tiêu chuẩn chọn giồng: “Giống chè đồng đều ổn định, khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt, sản phẩm chè chất lƣợng tốt không ngủ nghỉ qua đông quá mạnh và dài, hoa quả cảng ít càng tốt, tán chè không quá rậm rạp hoặc quá thƣa thớt, phân bố đều, cành cấp 1 (cơ bản) mở rộng ra từ gốc cây, phân cành thẳng, không theo kiều cây nến, tức là trong một mặt phẳng”.
Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu lai tạo, chọn lọc giống chè đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm bƣớc đầu đã đạt đƣợc một số kết quả khích lệ. Hiện nay nƣớc ta có trên 150 giống chè, trong đó có khoảng 20 giống đã đƣa ra trồng đại trà. Cơ quan nghiên cứu chủ yếu của nƣớc ta là Viện nghiên cứu chè Việt Nam (nay là Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè thuộc Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) và Trung tâm nghiên cứu chè Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Tại Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã thành lập đựơc một vƣờn bảo tồn quỹ gen chè, lƣu trữ 151 giống chè, nghiên cứu đặc điểm và khả năng thích nghi của mỗi giống. Tuy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiên công tác giống ở nƣớc ta vẫn chủ yếu tìm năng suất cao, khả năng chống chịu... nên khả năng tận dụng và phát huy lợi thế của nguồn gen quý chƣa đƣợc nhiều, dù đã có một vốn gen khá song chúng ta chƣa có đƣợc một giống chè gắn liền với thƣơng hiệu giống cụ thể nhƣ Trung Quốc với sản phẩm chè Long Tỉnh 43 đƣợc sản xuất từ giống chè LT43, chè chất lƣợng cao Thiết Quân Âm từ nguyên liệu giống chè Thiết Quan Âm ... Nhờ có chính sách mở cửa thông qua những mối liên doanh liên kết nƣớc ta và quyết định số 43/1999/QĐ/TTg của chính phủ đến nay đã thu thập thêm đƣợc một số giống chè đặc sản của Đài Loan, Trung Quốc nhƣ: Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Bát Tiên, Kim Tuyên…
Là cơ sở pháp lý quan trọng và cũng là cơ hội cho ngành chè tiến hành một cuộc cách mạng trong nghiên cứu và sản xuất thông qua chƣơng trình nhập khẩu giống.
Tập đoàn chè Trung Quốc và Nhật Bản nhập vào Việt Nam trong những năm qua lên tới hàng chục loại, trong đó có nhiều giống có triển vọng, đặc biệt chất lƣợng cao, chế biến đƣợc nhiều mặt hàng có giá trị và thu lợi nhuận lớn, song chƣa đƣợc khảo nghiệm đánh giá để mở rộng ra sản xuất.