Số liệu Bảng 4.11. cho thấy ở đợt 1 giống có khả năng sinh trƣởng nhanh nhất là Bát Tiên (0,50 cm/ngày đêm), thấp nhất là giống Kim Tuyên (0,30 cm/ngày đêm). Các đợt 2, 3 và 4 có kết quả tƣơng tự nhau: Giống sinh trƣởng búp nhanh nhất là Bát Tiên (dao động từ 0,25-0,70 cm/ngày đêm), tiếp đến là giống Trung Du, sinh trƣởng búp chậm nhất là Keo Am Tích.
Nhƣ vậy tốc độ sinh trƣởng búp ở giống Bát Tiên nhanh hơn các giống khác ngoại trừ ở đợt sinh trƣởng thứ 5, tiếp đến là giống Trung Du, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên và giống Keo Am Tích là các giống có tốc độ sinh trƣởng búp chậm.
4.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống chè nghiên cứu nghiên cứu
Năng suất búp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm năng kinh tế của một giống chè. Năng suất của một giống chè phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất: Mật độ búp, khối lƣợng búp, số lứa hái trong năm. Vì vậy nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất chè là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất búp chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả ở Bảng 4.12 cho thấy giống có mật độ búp cao nhất là giống Phúc Vân Tiên (305,67 búp/m2tán), thấp nhất ở giống Trung Du (245,00
búp/m2tán). Ba giống Kim Tuyên, Bát Tiên và giống Keo Am Tích có mật độ
búp tƣơng đƣơng nhau (254,00 và 268,00 búp/m2
tán).
Bảng 4.12: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống chè nghiên cứu (cây chè 5 tuổi)
Chỉ tiêu Tên giống Mật độ búp (búp/m2) Khối lƣợng búp 1 tôm 2 lá (gam) Số lứa hái/năm Năng suất (tấn/ha) Trung Du (đ/c) 245,00 0,59 + 0,04 7 3.95 Phúc Vân Tiên 305,67 0,51 + 0,04 7 4,87 Kim Tuyên 268,00 0,58 + 0,06 7 4,16 Bát Tiên 265,33 0,62 + 0,05 7 3,20 Keo Am Tích 254,00 0,55 + 0,02 7 3,15
Số liệu ở Bảng 4.12 cho thấy:
Mỗi giống chè khác nhau có đặc điểm sinh lý, đặc điểm hình thái, khối lƣợng búp 1 tôm 2 lá khác nhau do đó các yếu tố cấu thành năng suất cũng khác nhau.
Khối lƣợng búp (1 tôm hai lá) của các giống nhƣ sau: Giống có khối lƣợng búp nặng nhất và cao hơn đối chứng là giống chè Bát Tiên (0,62 gam/búp); Các giống chè nhập nội còn lại đều có khối lƣợng búp nhỏ hơn giống chè Trung Du.
Do các giống chè nhập nội có khối lƣợng búp nhỏ nên khi chế biến các sản phẩm chè của các giống này thƣờng có ngoại hình đẹp hơn (cánh nhỏ hơn, búp xoăn hơn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số lứa hái trên năm của cây chè phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: Điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện canh tác và giống.
Qua số liệu ở Bảng 4.12.cho thấy: Số lứa hái trong năm của các giống nghiên cứu là nhƣ nhau. Không có sự thay đổi về lứa hái trong năm.