4.2.2.1. Thời gian sinh trưởng của các giống chè
Cây chè có chu kỳ sống dài khoảng 30 đến 40 năm, có khi đến hàng trăm năm. Hàng năm từ lúc mầm chè bắt đầu hoạt động, hình thành búp lá, cây chè ra hoa kết quả và ngừng sinh trƣởng đến năm sau trƣớc lúc mầm chè bắt đầu hoạt động trở lại gọi là chu kỳ phát dục hàng năm.
Cây chè phát dục hàng năm có hai giai đoạn là: Giai đoạn sinh trƣởng và giai đoạn ngừng sinh trƣởng. Thời gian sinh trƣởng của cây chè phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện canh tác, điều kiện ngoại cảnh và đặc biệt là giống. Các giống chè khác nhau thì có thời gian sinh trƣởng khác nhau, những giống có thời gian sinh trƣởng dài sẽ cho thu hoạch dài hơn.
Kết quả thu đƣợc, thể hiện ở Bảng 4.9 nhƣ sau:
Bảng 4.9: Thời gian sinh trƣởng của các giống chè nghiên cứu năm 2010
Đơn vị: Ngày
Chỉ tiêu
Giống chè Ngày Bắt đầu Ngày Kết thúc
Thời gian sinh trƣởng (ngày) Trung Du (đ/c) 10/02 12/10 314 Phúc Vân Tiên 11/02 16/12 317 Kim Tuyên 14/02 25/12 323 Bát Tiên 15/02 23/12 320 Keo Am Tích 20/02 22/12 314
Qua số liệu ở Bảng 4.9 cho thấy:
Các giống chè khác nhau có thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc sinh trƣởng khác nhau.
Giống có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất là giống Trung Du và Keo Am Tích (314 ngày), giống có thời gian sinh trƣởng dài nhất là giống Kim Tuyên (323 ngày).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua nghiên cứu theo dõi và tìm hiểu, về thời điểm bắt đầu đợt sinh trƣởng đầu tiên và kết thúc đợt sinh trƣởng cuối cùng trong năm cho thấy: Giống Trung Du và Phúc Vân Tiên, bắt đầu đợt sinh trƣởng sớm nhất, và kết thúc muộn nhất là giống chè Kim Tuyên. Nắm đƣợc thời gian sinh trƣởng của các giống cho ta có các biện pháp canh tác hợp lý nhằm thu đƣợc sản lƣợng búp tƣơi nhiều nhất trong thời kỳ sinh trƣởng mạnh và chọn đƣợc các giống thích hợp lựa chọn đƣa vào vùng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngƣời sản xuất chè.
4.2.2.2. Đợt sinh trưởng của các giống chè nghiên cứu
Nghiên cứu, theo dõi về đặc điểm các đợt sinh trƣởng của các giống chè nghiên cứu, thì trong một năm búp chè sinh trƣởng trên cành chè theo một quy luật nhất định và hình thành nên các đợt sinh trƣởng theo thứ tự thời gian. Qua theo dõi số đợt sinh trƣởng trong năm không những phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào giống. Những giống có số đợt sinh trƣởng búp/năm cao là những giống có tiềm năng sinh trƣởng mạnh và có khả năng cho nhiều lứa hái/năm, dẫn đến năng suất có thể tăng cao hơn.
Kết quả số liệu đƣợc thể hiện ở Bảng 4.10. Từ kết quả số liệu ở Bảng 4.10 cho thấy:
Trong các giống chè nghiên cứu, hai giống có số đợt sinh trƣởng tự nhiên cao nhất là Kim Tuyên và giống Phúc Vân Tiên (5 đợt/năm), các giống còn lại đều có số đợt sinh trƣởng tƣơng đƣơng (4 đợt/năm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.10: Số đợt sinh trƣởng trong năm 2010 của các giống chè nghiên cứu
Tên giống Đợt sinh trƣởng tự nhiên (Đợt/năm) So sánh (%) Đợt sinh trƣởng trong điều kiện
hái búp, đốn (đợt/năm) So sánh (%) Trung Du (đ/c) 4 100 7 100,0 Phúc Vân Tiên 5 125 8 114,2 Kim Tuyên 5 125 8 114,2 Bát Tiên 4 100 7 100,0 Keo Am Tích 4 100 7 100,0
Trong trƣờng hợp tác động có đốn, hái thì đa số các giống chè nhập nội có số đợt sinh trƣởng lớn hơn và bằng số đợt sinh trƣởng so với giống chè đối chứng. Đặc biệt có hai giống cao hơn 14,2% là (giống Kim Tuyên và Phúc Vân Tiên).
4.2.2.3. Tốc độ sinh trưởng của các giống nghiên cứu
Tốc độ sinh trƣởng chiều dài của búp chè là sự tăng chiều dài búp chè trong khoảng thời gian nhất định trong một ngày đêm. Tốc độ nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện chăm sóc cụ thể. Quan sát các đợt sinh trƣởng trong năm ở các giống chè cho thấy đợt 3 búp chè sinh trƣởng nhanh nhất. Nhìn chung các giống chè nghiên cứu có tốc độ sinh trƣởng của búp ở các đợt với mức độ tăng ở từng giống khác nhau nhƣng đều tuân theo quy luật tăng dần từ đợt 1 đến đợt 2 và đạt cực đại vào đợt 3 sau đó giảm dần ở các đợt 4 và 5.
Bảng 4.11: Tốc độ sinh trƣởng của các giống nghiên cứu
Đơn vị tính: cm/ngày Chỉ tiêu Giống Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Trung Du (đ/c) 0,45 0,55 0,67 0,60 0,35 Phúc Vân Tiên 0,43 0,57 0,64 0,50 0,35 Kim Tuyên 0,30 0,55 0,65 0,55 0,30 Bát Tiên 0,50 0,60 0,70 0,63 0,25 Keo Am Tích 0,40 0,50 0,55 0,48 0,21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Trung Du Phúc Vân Tiên Kim Tuyên Bát Tiên Keo Am Tích
Hình 4.4: Tốc độ sinh trưởng của các giống nghiên cứu
Số liệu Bảng 4.11. cho thấy ở đợt 1 giống có khả năng sinh trƣởng nhanh nhất là Bát Tiên (0,50 cm/ngày đêm), thấp nhất là giống Kim Tuyên (0,30 cm/ngày đêm). Các đợt 2, 3 và 4 có kết quả tƣơng tự nhau: Giống sinh trƣởng búp nhanh nhất là Bát Tiên (dao động từ 0,25-0,70 cm/ngày đêm), tiếp đến là giống Trung Du, sinh trƣởng búp chậm nhất là Keo Am Tích.
Nhƣ vậy tốc độ sinh trƣởng búp ở giống Bát Tiên nhanh hơn các giống khác ngoại trừ ở đợt sinh trƣởng thứ 5, tiếp đến là giống Trung Du, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên và giống Keo Am Tích là các giống có tốc độ sinh trƣởng búp chậm.
4.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống chè nghiên cứu nghiên cứu
Năng suất búp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm năng kinh tế của một giống chè. Năng suất của một giống chè phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất: Mật độ búp, khối lƣợng búp, số lứa hái trong năm. Vì vậy nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất chè là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất búp chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả ở Bảng 4.12 cho thấy giống có mật độ búp cao nhất là giống Phúc Vân Tiên (305,67 búp/m2tán), thấp nhất ở giống Trung Du (245,00
búp/m2tán). Ba giống Kim Tuyên, Bát Tiên và giống Keo Am Tích có mật độ
búp tƣơng đƣơng nhau (254,00 và 268,00 búp/m2
tán).
Bảng 4.12: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống chè nghiên cứu (cây chè 5 tuổi)
Chỉ tiêu Tên giống Mật độ búp (búp/m2) Khối lƣợng búp 1 tôm 2 lá (gam) Số lứa hái/năm Năng suất (tấn/ha) Trung Du (đ/c) 245,00 0,59 + 0,04 7 3.95 Phúc Vân Tiên 305,67 0,51 + 0,04 7 4,87 Kim Tuyên 268,00 0,58 + 0,06 7 4,16 Bát Tiên 265,33 0,62 + 0,05 7 3,20 Keo Am Tích 254,00 0,55 + 0,02 7 3,15
Số liệu ở Bảng 4.12 cho thấy:
Mỗi giống chè khác nhau có đặc điểm sinh lý, đặc điểm hình thái, khối lƣợng búp 1 tôm 2 lá khác nhau do đó các yếu tố cấu thành năng suất cũng khác nhau.
Khối lƣợng búp (1 tôm hai lá) của các giống nhƣ sau: Giống có khối lƣợng búp nặng nhất và cao hơn đối chứng là giống chè Bát Tiên (0,62 gam/búp); Các giống chè nhập nội còn lại đều có khối lƣợng búp nhỏ hơn giống chè Trung Du.
Do các giống chè nhập nội có khối lƣợng búp nhỏ nên khi chế biến các sản phẩm chè của các giống này thƣờng có ngoại hình đẹp hơn (cánh nhỏ hơn, búp xoăn hơn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số lứa hái trên năm của cây chè phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: Điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện canh tác và giống.
Qua số liệu ở Bảng 4.12.cho thấy: Số lứa hái trong năm của các giống nghiên cứu là nhƣ nhau. Không có sự thay đổi về lứa hái trong năm.
4.2.4. Chất lƣợng nguyên liệu và thành phẩm của các giống chè.
Tanin và chất hòa tan là hai chỉ số quyết định đến chất lƣợng chè sản phẩm, hàm lƣợng chất hòa tan và tanin càng cao thì chất lƣợng chè càng tốt. Tuy nhiên hàm lƣợng tanin phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: Giống chè, vùng sinh thái, đất đai, khí hậu...
Để đánh giá chất lƣợng búp chè đề tài đã phân tích thành phần sinh hoá búp chè của các giống nghiên cứu, kết quả thu đƣợc ở Bảng 4.13.
Qua Bảng 4.13 cho thấy: Hàm lƣợng Tanin thấp nhất ở giống Trung Du (26,08%), cao nhất ở giống Bát Tiên (29,45%), đứng thứ hai là giống Phúc Vân Tiên, sau đến Keo Am Tích và Kim Tuyên. Hàm lƣợng các chất hoà tan trong búp cao nhất ở giống Keo Am Tích (43,87%), đứng thứ hai là giống Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên và thấp nhất ở giống Trung Du.
Bảng 4.13: Thành phần sinh hóa búp chè 1 tôm 2 lá của các giống chè nghiên cứu
Chỉ tiêu
Tên giống Hàm lƣợng tanin (%) Hàm lƣợng chất hòa tan (%)
Trung Du (đ/c) 26,08 38,38
Phúc Vân Tiên 28,33 39,75
Kim Tuyên 26,77 39,69
Bát Tiên 29,45 42,43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để đánh giá về chất lƣợng sản phẩm chè của các giống, ngoài việc phân tích hàm lƣợng các hợp chất hóa học trong búp chè đề tài tiến hành chế biến mẫu chè xanh từ nguyên liệu của các giống, đƣợc thể hiện ở Bảng 4.14.
Bảng 4.14: Chất lƣợng chè thành phẩm của các giống chè nghiên cứu Chỉ tiêu Giống Ngoại hình (điểm) Màu nƣớc (điểm) Mùi (điểm) Vị (điểm) Tổng điểm Xếp loại Trung Du (đ/c) 4,25 4,14 3,41 4,00 15,80 Khá Phúc Vân Tiên 4,24 3,76 4,00 4,20 16,20 Khá Kim Tuyên 4,35 4,36 4,69 4,65 18,05 Khá Bát Tiên 4,25 2,50 4,80 4,80 16,35 Khá Keo Am Tích 4,27 4,44 4,43 4,31 17,45 Khá
Số liệu Bảng 4.14: Với mẫu chè xanh kết quả thử nếm cho thấy, tất cả các giống đều đạt, các tiêu chuẩn về ngoại hình, mầu nƣớc, hƣơng và vị trong đó giống có số điểm cao nhất là giống Kim Tuyên đạt 18,50 điểm, đây là giống có ngoại hình, màu nƣớc và hƣơng, vị tốt đặc biệt là vị hậu sau khi uống, tiếp đến là giống Keo Am Tích và giống Bát Tiên. Giống có số điểm thấp nhất là Trung Du (15,80), với giống này ngoại hình xấu nhất, mầu nƣớc và các chỉ tiêu khác đều thấp hơn các giống khác.
4.2.5. Tình hình sâu bệnh hại của các giống chè nghiên cứu
Cũng nhƣ các loại cây trồng khác, chè có nhiều đối tƣợng sâu bệnh tuy nhiên qua theo dõi các giống chè nghiên cứu cho thấy bệnh xuất hiện trên các giống thí nghiệm rất ít và không ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây. Có bốn đối tƣợng sâu hại chính: Rầy xanh, Bọ cánh tơ, Nhện đỏ và Bọ xít muỗi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.15: Diễn biến Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) hại trên các giống chè mới tại xã La Bằng năm 2010
( Đơn vị tính con/khay) Tháng Giống 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Trung Du (đ/c) 7,76 13,20 4,02 6,57 11,50 14,23 10,79 7,50 4,39 Phúc Vân Tiên 4,63 7,20 2,37 5,92 5,89 6,37 7,85 6,90 4,23 Kim Tuyên 3,41 6,42 1,75 1,60 2,58 3,15 6,20 4,05 1,00 Bát Tiên 5,65 7,25 3,12 4,25 6,10 7,80 9,12 5,45 4,80 Keo Am Tích 7,50 12,20 4,10 6,45 12,58 13,10 11,50 7,50 3,45
Hình 4.5: Đồ thị diễn biến Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) hại trên các giống chè nghiên cứu tại xã La Bằng năm 2010
Số liệu Bảng 4.15 cho thấy:
Diễn biến Rầy xanh ở các tháng trong năm trên các giống cũng tuân theo quy luật chung, tuy nhiên ở mỗi giống mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong năm có hai đợt Rầy xanh phát triển mạnh và có khả năng thành dịch: Đợt 1 tháng tháng 3 đến tháng 5, cao nhất là tháng 4. Ở đợt này giống Trung Du và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giống Keo Am Tích bị nặng nhất (13,20 con/khay và 12,2 con/khay), thấp nhất giống Kim Tuyên (6,42 con/khay). Đợt 2 từ tháng 7 đến tháng 10, đỉnh dịch vào tháng 8 (giống Trung Du) và tháng 9, tháng 10 ở các giống khác. Giống Keo Am Tích bị nặng và sớm hơn các giống chè khác (bị nặng vào tháng 8, xuất hiện với 13,10 con/khay), trong khi đó giống Bát Tiên mức độ cao nhất vào tháng 9 (9,12 con/khay). Trong các giống nghiên cứu, giống Kim Tuyên bị nhẹ nhất, sau đến giống Phúc Vân Tiên và cuối cùng là giống Bát Tiên.
Từ số liệu Bảng 4.16. Diễn biến Bọ cánh tơ trong các giống chè theo dõi: Bọ cánh tơ chỉ hại nặng đối với giống Trung Du và giống Keo Am Tích thƣờng vào đầu vụ. Do đó với giống này ở vụ Xuân cần chú ý phòng trừ vào tháng 4 để không làm ảnh hƣởng đến lứa chè Xuân. Các tháng khác Bọ cánh tơ không phải là đối tƣợng gây hại nhiều đối với các giống này.
Bảng 4.16: Diễn biến Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn) trên các giống chè tại xã La Bằng năm 2010
(Đơn vị tính: con/ búp) Tháng Giống 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Trung Du (đ/c) 1,40 4,25 1,43 1,25 0,24 0,85 0,22 0,08 0,37 Phúc Vân Tiên 0,45 1,25 0,42 1,58 0,53 1,05 0,10 0,15 0,00 Kim Tuyên 0,65 2,10 0,79 1,86 0,45 0,50 0,54 0,05 0,00 Bát Tiên 0,30 1,25 0,55 0,85 0,56 1,00 0,13 0,00 0,00 Keo Am Tích 1,35 4,20 1,46 1,25 0,24 0,77 0,12 0,08 0,35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 4.6: Đồ thị diễn biến Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn) hại trên các giống chè nghiên cứu tại xã La Bằng năm 2010
Qua đồ thị Hình 4.6 cho thấy: Bọ cánh tơ hại trên các giống chè theo quy luật nặng ở đầu vụ (tháng 3 đến tháng 5), nặng nhất và có thể thành dịch vào tháng 4. Giống bị nặng nhất là giống Trung Du (4,25 con/búp), sau đến giống Keo Am Tích (4,20 con/búp), giống Phúc Vân Tiên và giống Bát Tiên bị nhẹ nhất (1,25 con/búp), giống Kim Tuyên hại ở mức độ trung bình (2,1 con/búp). Những tháng tiếp theo trong năm mức độ hại có xu hƣớng giảm dần nhƣng vẫn có những tháng tập trung thành những đợt dịch nhẹ vào tháng 6 và tháng 8 sau đó giảm dần vào các tháng cuối năm.
Bảng 4.17: Diễn biến Nhện đỏ (Oligonychus coffeae. N) trên các giống chè tại xã La Bằng ( Đơn vị tính: con/lá) Tháng Giống 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Trung Du (đ/c) 0,90 1,35 1,48 0,65 1,10 3,25 0,26 3,20 1,55 Phúc Vân Tiên 0,00 0,00 0,75 0,56 0,00 0,00 0,00 0,05 0,00 Kim Tuyên 0,00 0,00 2,60 0,15 0,00 0,00 0,00 0,85 0,80 Bát Tiên 0,00 0,08 0,55 0,15 0,00 0,00 0,00 0,00 0,06 Keo Am Tích 0,00 0,00 1,43 0,45 1,07 2,34 0,28 3,20 1,45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 4.7: Đồ thị diễn biến Nhện đỏ (Oligonychus coffeae. N) trên các giống chè nghiên cứu tại xã La Bằng năm 2010
Qua Bảng số liệu 4.17 cho thấy:
Diễn biến của Nhện đỏ trên các giống nghiên cứu khác hẳn so với các đối tƣợng khác. Trong năm, Nhện đỏ phát triển thành 3 đợt nặng: Tháng 5 nặng nhất ở giống Kim Tuyên (2,60con/lá), tháng 8 và tháng 10, giống bị hại
nặng nhất là Trung Du và Keo Am Tích ( 3,25 và 2,34 con/lá). Với đối tƣợng
này hai giống Bát Tiên và giống Phúc Vân Tiên chỉ bị hại vào tháng 5 và tháng 6 nhƣng mức độ nhẹ, các tháng còn lại gần nhƣ không bị hại. Do đó
trong sản xuất với các giống nghiên cứu phải chú ý phòng trừ vào các tháng
xuất hiện sâu nhiều của các giống.
Bảng 4.18: Diễn biến Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora.W) trên các giống chè tại xã La Bằng năm 2010 Đơn vị tính % búp bị hại Tháng Giống 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Trung Du đ/c) 0,00 4,00 12,00 6,65 29,31 25,00 35,60 5,30 23,00 Phúc Vân Tiên 0,00 0,00 12,50 7,14 37,24 32,65 18,00 14,65 15,40 Kim Tuyên 0,00 0,00 25,85 18,00 59,84 29,60 70,00 50,67 60,63 Bát Tiên 0,00 0,00 6,65 20,00 32,20 16,87 24,25 16,80 35,00 Keo Am Tích 0,00 3,85 10,20 5,50 30,25 18,80 35,60 4,85 24,30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo dõi diễn biến của Bọ xít muỗi trong năm kết quả có chiều hƣớng