Tình hình sâu bệnh hại của các giống chè nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 71)

Cũng nhƣ các loại cây trồng khác, chè có nhiều đối tƣợng sâu bệnh tuy nhiên qua theo dõi các giống chè nghiên cứu cho thấy bệnh xuất hiện trên các giống thí nghiệm rất ít và không ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây. Có bốn đối tƣợng sâu hại chính: Rầy xanh, Bọ cánh tơ, Nhện đỏ và Bọ xít muỗi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.15: Diễn biến Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) hại trên các giống chè mới tại xã La Bằng năm 2010

( Đơn vị tính con/khay) Tháng Giống 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Trung Du (đ/c) 7,76 13,20 4,02 6,57 11,50 14,23 10,79 7,50 4,39 Phúc Vân Tiên 4,63 7,20 2,37 5,92 5,89 6,37 7,85 6,90 4,23 Kim Tuyên 3,41 6,42 1,75 1,60 2,58 3,15 6,20 4,05 1,00 Bát Tiên 5,65 7,25 3,12 4,25 6,10 7,80 9,12 5,45 4,80 Keo Am Tích 7,50 12,20 4,10 6,45 12,58 13,10 11,50 7,50 3,45

Hình 4.5: Đồ thị diễn biến Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) hại trên các giống chè nghiên cứu tại xã La Bằng năm 2010

Số liệu Bảng 4.15 cho thấy:

Diễn biến Rầy xanh ở các tháng trong năm trên các giống cũng tuân theo quy luật chung, tuy nhiên ở mỗi giống mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong năm có hai đợt Rầy xanh phát triển mạnh và có khả năng thành dịch: Đợt 1 tháng tháng 3 đến tháng 5, cao nhất là tháng 4. Ở đợt này giống Trung Du và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giống Keo Am Tích bị nặng nhất (13,20 con/khay và 12,2 con/khay), thấp nhất giống Kim Tuyên (6,42 con/khay). Đợt 2 từ tháng 7 đến tháng 10, đỉnh dịch vào tháng 8 (giống Trung Du) và tháng 9, tháng 10 ở các giống khác. Giống Keo Am Tích bị nặng và sớm hơn các giống chè khác (bị nặng vào tháng 8, xuất hiện với 13,10 con/khay), trong khi đó giống Bát Tiên mức độ cao nhất vào tháng 9 (9,12 con/khay). Trong các giống nghiên cứu, giống Kim Tuyên bị nhẹ nhất, sau đến giống Phúc Vân Tiên và cuối cùng là giống Bát Tiên.

Từ số liệu Bảng 4.16. Diễn biến Bọ cánh tơ trong các giống chè theo dõi: Bọ cánh tơ chỉ hại nặng đối với giống Trung Du và giống Keo Am Tích thƣờng vào đầu vụ. Do đó với giống này ở vụ Xuân cần chú ý phòng trừ vào tháng 4 để không làm ảnh hƣởng đến lứa chè Xuân. Các tháng khác Bọ cánh tơ không phải là đối tƣợng gây hại nhiều đối với các giống này.

Bảng 4.16: Diễn biến Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn) trên các giống chè tại xã La Bằng năm 2010

(Đơn vị tính: con/ búp) Tháng Giống 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Trung Du (đ/c) 1,40 4,25 1,43 1,25 0,24 0,85 0,22 0,08 0,37 Phúc Vân Tiên 0,45 1,25 0,42 1,58 0,53 1,05 0,10 0,15 0,00 Kim Tuyên 0,65 2,10 0,79 1,86 0,45 0,50 0,54 0,05 0,00 Bát Tiên 0,30 1,25 0,55 0,85 0,56 1,00 0,13 0,00 0,00 Keo Am Tích 1,35 4,20 1,46 1,25 0,24 0,77 0,12 0,08 0,35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 4.6: Đồ thị diễn biến Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn) hại trên các giống chè nghiên cứu tại xã La Bằng năm 2010

Qua đồ thị Hình 4.6 cho thấy: Bọ cánh tơ hại trên các giống chè theo quy luật nặng ở đầu vụ (tháng 3 đến tháng 5), nặng nhất và có thể thành dịch vào tháng 4. Giống bị nặng nhất là giống Trung Du (4,25 con/búp), sau đến giống Keo Am Tích (4,20 con/búp), giống Phúc Vân Tiên và giống Bát Tiên bị nhẹ nhất (1,25 con/búp), giống Kim Tuyên hại ở mức độ trung bình (2,1 con/búp). Những tháng tiếp theo trong năm mức độ hại có xu hƣớng giảm dần nhƣng vẫn có những tháng tập trung thành những đợt dịch nhẹ vào tháng 6 và tháng 8 sau đó giảm dần vào các tháng cuối năm.

Bảng 4.17: Diễn biến Nhện đỏ (Oligonychus coffeae. N) trên các giống chè tại xã La Bằng ( Đơn vị tính: con/lá) Tháng Giống 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Trung Du (đ/c) 0,90 1,35 1,48 0,65 1,10 3,25 0,26 3,20 1,55 Phúc Vân Tiên 0,00 0,00 0,75 0,56 0,00 0,00 0,00 0,05 0,00 Kim Tuyên 0,00 0,00 2,60 0,15 0,00 0,00 0,00 0,85 0,80 Bát Tiên 0,00 0,08 0,55 0,15 0,00 0,00 0,00 0,00 0,06 Keo Am Tích 0,00 0,00 1,43 0,45 1,07 2,34 0,28 3,20 1,45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 4.7: Đồ thị diễn biến Nhện đỏ (Oligonychus coffeae. N) trên các giống chè nghiên cứu tại xã La Bằng năm 2010

Qua Bảng số liệu 4.17 cho thấy:

Diễn biến của Nhện đỏ trên các giống nghiên cứu khác hẳn so với các đối tƣợng khác. Trong năm, Nhện đỏ phát triển thành 3 đợt nặng: Tháng 5 nặng nhất ở giống Kim Tuyên (2,60con/lá), tháng 8 và tháng 10, giống bị hại

nặng nhất là Trung Du và Keo Am Tích ( 3,25 và 2,34 con/lá). Với đối tƣợng

này hai giống Bát Tiên và giống Phúc Vân Tiên chỉ bị hại vào tháng 5 và tháng 6 nhƣng mức độ nhẹ, các tháng còn lại gần nhƣ không bị hại. Do đó

trong sản xuất với các giống nghiên cứu phải chú ý phòng trừ vào các tháng

xuất hiện sâu nhiều của các giống.

Bảng 4.18: Diễn biến Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora.W) trên các giống chè tại xã La Bằng năm 2010 Đơn vị tính % búp bị hại Tháng Giống 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Trung Du đ/c) 0,00 4,00 12,00 6,65 29,31 25,00 35,60 5,30 23,00 Phúc Vân Tiên 0,00 0,00 12,50 7,14 37,24 32,65 18,00 14,65 15,40 Kim Tuyên 0,00 0,00 25,85 18,00 59,84 29,60 70,00 50,67 60,63 Bát Tiên 0,00 0,00 6,65 20,00 32,20 16,87 24,25 16,80 35,00 Keo Am Tích 0,00 3,85 10,20 5,50 30,25 18,80 35,60 4,85 24,30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo dõi diễn biến của Bọ xít muỗi trong năm kết quả có chiều hƣớng ngƣợc lại so với Bọ cánh tơ.

Những tháng đầu năm bị nhẹ và nặng dần vào các tháng cuối năm.

Hình 4.8: Đồ thị diễn biến Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora.W) trên các giống chè tại xã La Bằng năm 2010

Qua đồ thị Hình 4.8 về diễn biến Bọ xít muỗi cho thấy:

Trong năm có 4 đợt có thể thành dịch vào các tháng: 5, 7, 9 và 11. Tuỳ theo giống mà mức độ nhiễm khác nhau. Giống Kim Tuyên bị nặng nhất (tháng 9 chiếm 70% số búp bị hại). Giống Bát Tiên và giống Phúc Vân Tiên bị nhẹ hơn. Vì vậy trong sản xuất với giống Kim Tuyên phải chú ý phòng trừ đối tƣợng này vào thời kỳ cuối năm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)