Những hình thức hoạt động của học sinh trong quá trình tiếp nhận

Một phần của tài liệu Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 33)

10. Cấu trúc luận văn

1.1.5. Những hình thức hoạt động của học sinh trong quá trình tiếp nhận

phẩm văn chương

Dựa trên những đặc trưng trong quá trình tiếp nhận tác phẩm của HS xác định một số hoạt động cảm thụ căn bản của HS trong giờ dạy học TPVC như sau:

29

1.1.5.1. Hoạt động cảm nhập ban đầu (tạo tâm thế)

Hoạt động này có tính chất chuẩn bị cho quá trình tiếp nhận văn học ở bạn đọc HS, nhiệm vụ là kiến tạo môi trường cảm thụ, giúp HS chuyển từ không gian bên ngoài vào không gian thẩm mĩ, gạt bỏ những bộn bề của cuộc sống bên ngoài đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Để hoàn thành nhiệm vụ ban đầu này, GV cần tạo dựng tâm thế tiếp nhận cho HS, thu hút được sự chú ý và hứng thú của các em đối với bài học, tạo tiền đề cho quá trình trở thành BĐST của nhà văn.

1.1.5.2. Hoạt động tri giác ngôn ngữ nghệ thuật

Đây là hoạt động trong giai đoạn đầu của quá trình cảm thụ tác phẩm từ lớp vỏ đến lớp hình. Quá trình nhận thức thẩm mĩ chỉ thực sự bắt đầu khi người đọc làm sống dậy những kí hiệu, những con chữ trên trang giấy, dần dần đi vào thế giới tác phẩm cùng với nhà văn. Bằng hoạt động cơ bản này, HS bước đầu hình dung được cuộc sống mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm cùng âm thanh và cảm xúc chứa đựng trong đó, tạo tiền đề cho hoạt động tiếp theo.

1.1.5.3. Hoạt động tái hiện hình tượng

Hoạt động tái hiện hình tượng là bước thứ hai giúp HS bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Chức năng của hoạt động là kích hoạt trí tưởng tượng của HS, điều cần chú ý là GV không tưởng tượng thay cho HS mà là người gợi mở để HS nhận thức về thế giới và con người trong tác phẩm bằng tưởng tượng của chính các em.

1.1.5.4. Hoạt động phân tích, cắt nghĩa và khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm

Đây là bước tiếp theo trong quá trình nhận thức thẩm mĩ của bạn đọc học sinh, bao gồm những thao tác tiếp nhận để HS thâm nhập vào văn bản nghệ

30

thuật, khám phá từng lớp nghĩa để rồi nắm bắt được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Phân tích là việc xác định các khía cạnh cụ thể và tiêu biểu của tác phẩm dựa trên cơ sở bức tranh thế giới hình tượng do tưởng tượng tái hiện cung cấp. Cắt nghĩa là thao tác giải thích ý nghĩa nghệ thuật của đối tượng được lựa chọn trong hoạt động phân tích, bao gồm sự vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, ngôn ngữ học, xã hội học… làm sáng tỏ ý nghĩa tường minh và hàm ẩn của đối tượng phân tích. Dựa trên nền tảng những hiểu biết cơ bản về tác phẩm, HS tiến hành các thao tác tổng hợp, khái quát hóa để xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm và thông điệp nghệ thuật mà nhà văn muốn chuyển đến người đọc.

1.1.5.5. Hoạt động tự bộc lộ, tự nhận thức của học sinh

Tự bộc lộ là hoạt động chủ động, tự nguyện của bạn đọc học sinh thể hiện kết quả tiếp nhận của mình về tác phẩm, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau về sự rung động, nhận thức, tình cảm, thái độ… của HS trước những sự kiện, số phận mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm. Tự bộc lộ khác hẳn lối áp đặt của GV lên HS trong giảng văn truyền thống bởi nó là hoạt động thể hiện tính dân chủ trong giờ học văn, là cơ hội để bạn đọc học sinh nói lên những suy nghĩ và tình cảm chân thật về tác phẩm và tác giả. Tự bộc lộ thể hiện qua sự trao đổi những mối quan tâm chung và thu hoạch riêng giữa các bạn đọc học sinh và giữa các em với GV, từ đó nâng cao nhận thức. Vì thế, GV cần chú ý định hướng và điều tiết để giúp HS hình thành và hoàn chỉnh hoạt động này như một thói quen trong đọc và học văn.

Dựa trên những đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc nói chung và bạn đọc học sinh nói riêng, ta đã xác định được con đường tổ chức hoạt động tiếp nhận theo hướng coi hoc sinh là bạn đọc. Sự phân chia các hoạt động trên chỉ mang tính chất tương đối vì việc dạy học cần mềm dẻo, linh động, hơn nữa dạy học TPVC là một hoạt động nhận thức thẩm mĩ đặc thù. Vì vậy,

31

tùy từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể GV cần linh hoạt để ứng dụng cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 33)