Những thay đổi cơ bản trong phương pháp dạy học tác phẩm văn

Một phần của tài liệu Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 25)

10. Cấu trúc luận văn

1.1.4.Những thay đổi cơ bản trong phương pháp dạy học tác phẩm văn

chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc

1.1.4.1. Dạy học tác phẩm văn chương ở THPT theo hướng coi học sinh là bạn đọc đòi hỏi phải có sự thay đổi căn bản về hệ hình

Hệ hình (paradigm) dạy học là tổng thể các quan niệm, cơ chế, nguyên tắc, phương pháp… Dạy học TPVC theo hướng coi HS là bạn đọc là sự chuyển đổi về hệ hình dạy học văn từ hệ hình giảng văn lấy thầy lam trung tâm sang hệ hình đọc văn coi trò như một trung tâm trong cơ chế dạy học, từ chỗ coi việc truyền thụ tri thức văn của thầy là chủ đạo sang việc đặt hoạt động tiếp nhận văn học của HS vào trục chính của giờ dạy học TPVC,

Sự thay đổi cơ bản về hệ hình nhận thấy rõ nét thông qua cơ chế dạy học văn mới như sau

21 N

G H

N (nhà văn): chủ thể sáng tạo tác phẩm

G (giáo viên): chủ thể của hoạt động dạy văn

H (học sinh): chủ thể tiếp nhận văn học, bạn đọc của nhà văn Mũi tên hai chiều: thể hiện sự tương tác qua lại

Vòng tròn: sự vận hành của cơ chế, là kết quả của tương tác sư phạm đồng thời

cũng có thể là trạng thái “cộng hưởng cảm xúc” cần được thiết lập trong giờ học tác phẩm

Vận dụng vào giờ học TPVC ta thấy cơ chế dạy học được xác lập bởi ba yếu tố cơ bản: nhà văn- giáo viên- học sinh. Thiếu đi một trong ba yếu tố, cơ chế dạy học văn bị phá vỡ, cấu trúc giờ văn không được xác lập. Ngay cả khi hội đủ ba yếu tố những các yếu tố không được đặt đúng vị trí của chúng trong quan hệ tương tác với những yếu tố còn lại thì cơ chế dạy học văn cũng không được vận hành.

Tác phẩm văn của nhà văn chừng nào còn chưa thể hiện ra trong sự tiếp nhận của GV và HS thì chừng đó tiếng nói chủ thể của nhà văn vẫn chưa cất lên

22

trong môi trường học đường và nhà văn cũng chưa hiện diện trong cơ chế dạy học. Điều này có nghĩa là vai trò Bạn đọc của HS chỉ tồn tại khi các em diễn ra quá trình tiếp nhận văn học đích thực. Mối quan hệ tương tác qua lại giữa nhà văn và HS sẽ chỉ thực sự sinh thành khi cái chủ quan của HS bắt gặp cái chủ quan của nhà văn qua hình tượng tác phẩm. Sự nhầm lẫn cơ bản trong dạy học văn ở nhà trường phổ thông lâu nay không chỉ dừng lại ở chỗ coi nhẹ yếu tố HS mà cả khi đã chú ý đến vai trò của HS thì việc dạy học mới chỉ là những tác động sự phạm bên ngoài của GV chứ chưa phải là những hoạt động bên trong của HS; nói cách khác HS mới chỉ gặp “người phát ngôn” của nhà văn là GV chứ chưa trực tiếp đối thoại với nhà văn qua tác phẩm

Tất nhiên ta không phủ nhận tồn tại khách quan của tác phẩm ở văn bản, nhưng văn bản chưa phải là tác phẩm. Văn bản mới chỉ là vỏ vật chất của tác phẩm, sự chuyển hóa từ văn bản đến tác phẩm là sự chuyển hóa từ hệ thống ký hiệu vật chất sang thế giới tinh thần diễn ra trong nội tâm người đọc. Đó là quá trình giải mã kí tự ngôn ngữ, từ đó đối thoại các vấn đề thế sự và nhân sinh với nhà văn. Mặt khác, ngay từ đầu văn bản chưa là đối tượng thẩm mĩ, đối tượng cảm thụ của nhà văn; chỉ khi nào văn bản ấy trở thành mối quan tâm của bản thân HS và tác phẩm từ chỗ là tiếng nói nội tâm của nhà văn trở thành vấn đề nội tâm của HS thì khi đó tác phẩm mới đi vào cơ chế dạy học, quan hệ tương tác giữa nhà văn và HS mới được thiết lập và giờ học văn mới chính thức được vận hành. Như vậy, cơ chế dạy học văn mới xác nhận vai trò của Bạn đọc- học

sinh trong tương quan với đối tượng tiếp nhận là tác phẩm văn chương. Sự vận hành của cơ chế mới đòi hỏi sự chuyển hóa của chính bản thân HS từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh tác phẩm trong vai trò mới là Bạn đọc trên cơ sở gắn liền với sự chuyển đổi từ văn bản thành tác phẩm văn chương.

Giáo viên là tác nhân quan trọng trong cơ chế dạy học, định hướng quá trình tiếp nhận của học sinh. Trong giờ học văn, vai trò chủ thể hoạt động dạy

23

văn của giáo viên sẽ được hiện thực hóa khi hoạt động học văn của HS được tiến hành. GV định hướng hoạt động học của HS trên cơ sở HS là chủ thể của hoạt động tiếp nhận văn chương, tức là bạn đọc của nhà văn. Quan hệ của GV và HS dựa trên sự cảm thông, tin cậy, tôn trọng và hợp tác; mặt khác thầy cũng là bạn đọc có kinh nghiệm, là chủ thể của hoạt đọng giáo dục trong nhà trường do vậy thầy đóng vai trò tác nhân, là người tổ chức cho HS tiếp nhận TPVC.

Như vậy, cơ chế dạy học văn hiện đại đặc biệt coi trọng tính năng động trong đáp ứng văn học của Bạn đọc- học sinh. Đó là kết quả của những hoạt động bên trong và bên ngoài của HS dưới tác động sự phạm của GV.

1.1.4.2. Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng Học sinh là Bạn đọc đòi hỏi tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ văn học theo đặc trưng của quy luật tiếp nhận

Quá trình tiếp nhận văn học của Bạn đọc- Học sinh diễn ra rất phức tạp song đó là hạt nhân của quá trình dạy học văn. Trong quá trình tiếp nhận, nội dung và kết quả lĩnh hội tri thức phải được tái tạo bởi chính học sinh thông qua những hiện tượng văn học cụ thể, do đó hiệu quả giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hoạt động tự giác của học sinh khi tiếp nhận tác phẩm. Tiếp nhận là một hoạt động tái tạo và cải biến hình tượng nghệ thuật mang đặc điểm nhân cách. Tác phẩm văn chương- đối tượng tiếp nhận của học sinh vốn đã không đơn giản nhưng quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh trong nhà trường lại càng phức tạp hơn. Đó là hoạt động kết hợp hài hòa giữa cảm thụ cụ thể cảm tính với lĩnh hội tri thức khoa học và hoạt động thể nghiệm nếm trải thẩm mĩ của bản thân chủ thể người học.

Quá trình tiếp nhận trong dạy học văn nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa quá trình tiếp nhận của học sinh đối với quá trình giáo dục của giáo viên. Hoạt động nhận thức của HS trong giờ học TPVC thực chất là hoạt động tiếp nhận tác phẩm dưới sự hướng dẫn của GV, đó là quá trình biến tác phẩm của nhà văn

24

thành tác phẩm của người đọc. Nhà lí luận văn học E.V.Vônkôva từng nói: “Tác phẩm nghệ thuật là một sự chuyển hóa đặc thù của khách thể vào chủ thể và của chủ thể vào khách thể, được hình thành trong quá trình hành chức nghệ thuật và tồn tại xã hội của nó”. Nếu hoạt động sáng tạo của nhà văn được xem là một “hoạt động tinh thần- thực tiễn” (Mac) thì cũng có thể nói tiếp nhận văn học ở bạn đọc thuộc dạng hoạt động thực tiễn- tinh thần, tức là chuyển hóa một tồn tại khách quan vào ý thức chủ quan của con người. Vì vậy dạy học TPVC là phương pháp tổ chức hoạt động cảm thụ bên trong của Bạn đọc- Học sinh theo con đường cảm xúc hóa phù hợp với quy luật tiếp nhận văn học. Quan niệm này cần có sự chuẩn bị về đặc điểm tâm lí, nhận thức của người đọc nói chung và học sinh nói riêng trong cảm thụ văn học. Nghiên cứu quá trình tiếp nhận nghệ thuật của Bạn đọc- Học sinh có những đặc điểm cơ bản sau:

- Trạng thái tâm lí đầu tiên trong cảm thụ văn học được lí thuyết tiếp nhận gọi là tâm thế. Tâm thế được dùng để chỉ trạng thái tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, nhận thức đang tồn tại ở người đọc khi bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm văn học. Tâm thế của người đọc khi bước chân vào thế giới văn học rất phong phú, điều đáng lưu tâm là những trạng thái tình cảm ấy tùy từng mức độ khác nhau mà ảnh hưởng nhất định đến việc tiếp nhận văn học và hiệu quả cảm thụ nghệ thuật. Tuy nhiên, với những bạn đọc phát triển thì dù đang ở trong trạng thái tình cảm nào cũng đều ý thức được rằng tiếp xúc với tác phẩm là tiếp xúc với một thế giới khác- nơi có được cơ hội trải nghiệm mới, từ đó sẽ nhanh chóng thoát ra những trạng thái tâm lí đời thường để bước vào thâm nhập thế giới tác phẩm. Học sinh như những bạn đọc nói chung đều có trạng thái tâm lí vô cùng đa dạng, tạo nên các tâm thế khác nhau, điều này đặt ra cho giáo viên yêu cầu định hướng HS tiếp xúc với tác phẩm. Mỗi GV phải đóng vai trò cầu nối để các em chuyển từ không gian cá nhân sang thế giới văn học với trạng thái tối ưu cho hoạt động đọc. Tuy nhiên, GV cần giúp HS có được tâm thế tiếp nhận của một

25

người đọc trưởng thành với khả năng điều khiển cảm xúc và ý thức được ý nghĩa của hoạt động nhận thức mình đang thực hiện.

- Phản ứng tâm lý kế tiếp của quá trình cảm thụ văn học là sự chú ý. Quá trình cảm thụ chỉ bắt đầu khi có sự nhập thân của bạn đọc, thời gian đó được

gọi là khoảnh khắc “tiền nhập cảm” khi người đọc tạm thoát ly những liên hệ trực tiếp với cuộc sống xung quanh hoặc loại bỏ những suy nghĩ cản trở cho việc cảm thụ nghệ thuật. Tất nhiên, sự chú ý này có nét đặc thù riêng không giống sự chú ý trong môi trường phi thẩm mĩ, sự chú ý trong tiếp nhận nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với những khoái cảm thẩm mĩ ban đầu, với sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyển hóa trong tình cảm người tiếp nhận trước hình thức nghệ thuật đẹp và độc đáo của tác phẩm.

- Tâm thế và chú ý có liên quan mật thiết đến các biểu hiện tâm lý, nhận thức như nhu cầu, động cơ, hứng thú của người đọc. Động cơ tạo ra hứng thú. Hứng thú nảy sinh trên cơ sở nhu cầu. Hứng thú lại là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh ra nếp suy nghĩ độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Trong nhận thức nói chung và nhận thức văn học nói riêng, hứng thú không chỉ là tiền đề mà còn là biểu hiện của hoạt động nhận thức. Như vậy, tâm thế và chú ý trở thành những hoạt động tâm lý tích cực chuẩn bị cho những hoạt động cảm thụ văn học diễn ra ngay sau khi HS đến với tác phẩm bằng động cơ chính đáng, nhu cầu tinh thần thực sự và hứng thú với hoạt động đọc và học văn.

- Để cảm thụ được tác phẩm văn chương, người đọc không thể không trải qua khâu tri giác ngôn ngữ nghệ thuật. Đây là hoạt động tâm lý- nhận thức diễn ra ở người đọc khi trực tiếp tiếp xúc với văn bản tác phẩm. Tri giác ngôn ngữ đem đến một cái nhìn toàn vẹn về hình thức nghệ thuật của tác phẩm khi nó tác động vào giác quan của người đọc, do hình thức đầu tiên của tác phẩm là ngôn từ nghệ thuật nên tri giác ngôn ngữ giúp người đọc nhận biết TPVC bao gồm cả

26

âm điệu, nhịp điệu, hình ảnh, chi tiết, nhân vật… nhờ vậy sự tồn tại mang tích chất vật thể của tác phẩm dần nhường chỗ cho những hình ảnh sống động và âm hưởng, nhịp điệu dù đôi khi người đọc chưa thể cắt nghĩa được rõ ràng. Trong những vần Thơ Mới đặc sắc, ngôn từ kì diệu của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu… chỉ thật sự sống qua tri giác ngôn ngữ nghệ thuật với những “trăng, gió, mây, lá trúc, nhánh khô gầy, vườn xuân…” hiện lên sống động, tinh tế và mới mẻ.

- Đi liền với tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tưởng tượng hỗ trợ cho tri giác đồng thời mở rộng giới hạn và mức độ cảm thụ nghệ thuật. Tưởng tượng được các nhà tâm lí xác định ở hai dạng: tưởng tượng tái hiện (tái tạo) và tưởng tượng sáng tạo. Nếu tưởng tượng tái hiện là quá trình tâm lí tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng dựa trên sự mô tả của người khác hoặc sách vở, tài liệu thì tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng những hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân cũng như trong hiện thực. Cả hai loại tưởng tượng này đều xuất hiện trong bạn đọc khi cảm thụ văn học. Tưởng tượng tái hiện giúp người đọc dựng lại cuộc sống đã được nhà văn miêu tả trong tác phẩm đồng thời làm nền cho tưởng tượng sáng tạo, góp phần kích hoạt những năng lực tinh thần ở người đọc để họ cùng sáng tạo với nhà văn. Ta có thể nhận thấy rõ nét từ hình ảnh căn buồng của Mị trong Vợ chồng A phủ, người đọc tái hiện được không gian tù túng, ngột ngạt và khổ đau của Mị; đồng thời hiện lên bức tranh chân dung bao kiếp người bé nhỏ trong xã hội cũ- những người phụ nữ bất hạnh và cả những người dân lao khổ dưới ách thống lí. Chỉ bằng hình ảnh, cuộc đời Mị và A Phủ, thế giới đau thương sau những hủ tục nghiệt ngã và đàn áp của bản làng miền núi hiện lên chân thực và rõ nét.

- Để thế giới nghệ thuật đi sâu vào đời sống tâm hòn tình cảm, lay động cảm xúc và tư duy của người tiếp nhận, con người phải cần đến và dùng đến sức liên tưởng để “từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả” (Paul Eluya).

27

Kinh nghiệm cảm thụ văn học cho thấy khi đọc một câu thơ, bài văn; bắt gặp một hình tượng tính cách trong sách, kí ức ta sống dậy những chuyện trực tiếp hay gián tiếp có liên quan. Hình tượng văn học từ chỗ bên ngoài ta đã đi vào đời sống tâm hồn tình cảm của ta, thức tỉnh trong ta những tình cảm thẩm mĩ đối với cuộc sống và con người. Có thể nói, sự cảm thụ tác phẩm nông hay sâu, phong phú hay hạn hẹp, phần lớn là do sức liên tưởng và trường liên tưởng thẩm mĩ không giống nhau ở mỗi bạn đọc. Sức liên tưởng càng mạnh, trường liên tưởng thẩm mĩ càng phong phú thì khả năng cảm thụ nghệ thuật càng sâu. Như vậy, liên tưởng là đầu mối của những rung động thẩm mĩ và cảm xúc nghệ thuật.

- Phân tích, cắt nghĩa, suy luận, phán đoán, tổng hợp… là những thao tác quen thuộc của tư duy trong quá trình đi sâu khám phá tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, nhận thức giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Trong Vân đài loại ngữ, dẫn lời của Văn Tử, Lê Quý Đôn đã phân biệt ba cách học: “Bậc thượng học, lấy thần mà nghe; bậc trung học lấy tâm mà nghe; bậc hạ học, lấy tai mà nghe. Tai nghe thì học ở bì phu, tâm nghe thì học ở cơ nhục, thần nghe thì học ở cốt tủy” [5, tr.97]. Đọc một tác phẩm mà chỉ mới biết có nội dung là

tiếp xúc ở “bì phu” (ngoài da thịt). Đọc mà có cảm xúc, thấy được chỗ hay nhưng chưa lí giải được là đi vào “cơ nhục”. Chỉ đến khi lí giải được cảm xúc, cắt nghĩa được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, đem tác phẩm soi vào đời mới có thể đi vào “cốt tủy”, hiểu được cái thần của tác phẩm. Như vậy, người đọc không thể dừng lại ở nhận thức cảm tính đơn thuần hay một vài phản ứng tâm lí mà cần hiểu văn để làm cho cảm xúc sâu sắc hơn, để làm được điểu đó ta thấy sự hiện diện của các thao tác tư duy thiết yếu trên.

Một phần của tài liệu Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 25)