Thuyết minh giáo án thể nghiệm

Một phần của tài liệu Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 107)

10. Cấu trúc luận văn

3.3. Thuyết minh giáo án thể nghiệm

Khi tiến hành thiết kế giáo án thể nghiệm Hai đứa trẻ- Thạch Lam và Tam Quốc Diễn Nghĩa- La Quán Trung, chúng tôi lấy việc nhấn mạnh vai trò chủ thể của học sinh trong tiếp cận và lĩnh hội tác phẩm làm nhiệm vụ trung tâm. Do đó, hầu hết các phương pháp dạy học được đề xuất ở chương II đã được vận dụng trong hai giáo án trên. Chúng tôi đã chỉ rõ từng hoạt động cụ thể trong bài học đi kèm với các biện pháp tương ứng.

- Trong thiết kế thể nghiệm, do hai giáo án đều là tác phẩm văn xuôi có độ dài tương đối hoặc rất lớn nên chúng tôi chú trọng các phương pháp: đối

103

thoại đa chiều, tranh luận, bình giảng, dạy học nêu vấn đề, đặc biệt là thực hiện dạy học dự án…

Đối thoại đa chiều, tranh luận, bình giảng cũng được sử dụng phổ biến trong thiết kế giáo án thể nghiệm. Ví dụ: Câu hỏi “Tương quan ánh sáng- bóng

tối trong truyện được thể hiện như thế nào. Nói lên điều gì”. Học sinh có thể phát hiện:

Ánh sáng Bóng tối

Quầng sáng của đèn chị Tí Tối trên đường qua chợ Bếp lửa bác Siêu- chấm lửa nhỏ Tối: đường ra sông Ngọn đèn của Liên- hột sáng Tối: các ngõ vào làng

Sau khi HS phát hiện chi tiết và đối thoại, tranh luận GV cần chốt ý.

Dẫn dắt HS đi tới kết luận: Thạch Lam đã dựng lên trong truyện của mình không gian nghệ thuật là không gian bóng tối. Ánh sáng xuất hiện chỉ le lói, không đủ sức xé rách màn đêm, trái lại chỉ làm cho bong tối mênh mông hơn.

GV có thể bình những chi tiết nghệ thuật đặc sắc để giúp HS hiểu rõ hơn dụng ý nghệ thuật của tác giả: Bóng tối vượt qua cái ranh giới tự nhiên, thấm

vào da thịt con người, đem theo cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía tới tận chỗ sâu kín của tâm hồn như tâm hồn ngây thơ của Liên. Trong sự ngự trị của bóng tối, ánh sáng cao giá hẳn lên, một chút ánh sáng rơi xuống những hòn đá bên đường cũng được nhìn thấy.

Với phương pháp dạy học nêu vấn đề, chúng tôi đưa ra những câu hỏi nêu vấn đề để học sịnh tìm hiểu, phát hiện và có hướng giải quyết vấn đề: người nói Thạch Lam tả cảnh, tả tình đều rất tinh tế. Em có nhận thấy nét đặc sắc đó trong miêu tả âm thanh không. Thử phân tích.

104

Phương pháp thực hành thuyết trình, bình giảng được thể hiện xuyên xuốt trong giờ báo cáo kết quả sản phẩm dự án bài giảng “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. Việc thực hiện báo cáo hiệu quả là cơ sở để khẳng định nội dung dự án đã tiến hành tốt và đạt kết quả cao. Qua giờ học, tinh thần hợp tác, đoàn kết cũng như tinh thần tự học của các thành viên trong nhóm được phát huy; đồng thời các HS khác trong lớp và bản thân GV cũng có những kinh nghiệm quý báu về nội dung, ý tưởng bài học, cách thức thực hiện giờ học, các hoạt động diễn ra trong đó…

- Các phương pháp này được sử dụng linh hoạt, mềm dẻo. Chúng ta có thể kết hợp các hình thức trong một hoạt động để phát huy năng lực tổng hợp của học sinh. Ví dụ: Khi GV đưa ra một câu hỏi nêu vấn đề “Liên là một đứa trẻ như thế nào” thì đồng thời để HS tham gia đối thoại, tranh luận, bình giảng

về chi tiết và ý nghĩa nghệ thuật mà chi tiết đó biểu đạt. Việc kết hợp các hình thức tùy thuộc vào nội dung bài dạy và cách thiết kế giáo án của mỗi giáo viên.

Các phương pháp được thực hiện trong suốt quá trình dạy học từ hoạt động tìm hiểu tác giả đến hoạt động tổng kết. Nhờ đó, tư duy của học sinh diễn ra liên tục và biến học sinh trở thành chủ thể của quá trình tiếp nhận văn chương.

Như vậy, GV cần sử dụng các phương pháp dạy học được đề xuất một cách linh hoạt, chủ động nhằm tạo hiệu quả cao nhất đối với từng TPVC, từng đối tượng và điều kiện dạy học. Bạn đọc- Học sinh là cái đích cần đến để giờ dạy học TPVC thực sự đổi mới về cả chất và lượng, tạo hứng thú học văn cho HS, biến các em thành chủ thể hoạt động trong quá trình tiếp nhận và lĩnh hội tác phẩm.

105

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Dạy học TPVC theo hướng coi Học sinh là Bạn đọc ở THPT là kết quả của một nhận thức đúng đắn về cơ cấu dạy học tác phẩm trong nhà trường, cũng như nhận thức đúng đắn vị trí, chức năng của chủ thể học sinh mà trong dạy học văn truyền thống không thấy được. Trên cơ sở đó, Luận văn đã vận dụng một cách hiệu quả những thành tựu nghiên cứu mới về lý thuyết tiếp nhận và lý luận dạy học hiện đại vào một lĩnh vực đặc thù của dạy học văn trong nhà trường phổ thông.

2. Luận văn đã xác định quan điểm đổi mới hệ hình phương pháp dạy học tác phẩm, từ hệ hình giảng văn sang hệ hình đọc văn, phát huy cao độ nội lực của học sinh với tư cách là bạn đọc trong giờ học. Đây là một chuyển đổi có tính đột phá: Học sinh không chỉ là khách thể bị động bên ngoài mà Bạn đọc của nhà văn- chủ động tiếp nhận tác phẩm. Giaó viên trở thành chủ thể định hướng, giúp đỡ độc giả học sinh đến với thể giới nghệ thuật trong tác phẩm.

3. Dạy học theo hướng coi Học sinh là Bạn đọc là quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động và sáng tạo. Những biện pháp dạy học đề xuất ở trên cần được vận dụng linh hoạt đối với từng bài học, từng đối tượng và điều kiện cụ thể. Điều quan trọng là thông qua những phương pháp dạy học được giáo viên thực hiện, học sinh phải thực sự hoạt động và có được thói quen cũng như kỹ năng tự học một cách chủ động.

4. Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết, luận văn đã thiết kế giáo án thể nghiệm hai bài học: Hai đứa trẻ- Thạch Lam, Tam Quốc Diễn Nghĩa- La Quán Trung theo hướng coi Học sinh là Bạn đọc. Với kết quả đạt được, tôi đi đến một số nhận định như sau:

- Đội ngũ GV dạy Ngữ Văn trong các trường THPT hiện nay có khả năng thực thi tư tưởng đổi mới, song cần bồi dưỡng một cách kỹ lưỡng về tư tưởng

106

và nghiệp vụ để tránh sự thiên lệch và khiên cưỡng trong giảng dạy. GV không nên quá coi trọng về PPDH mà bỏ qua tính liên kết trong nội dung bài học, cần chú ý sử dụng linh hoạt và phù hợp các PP để bài học đặt hiệu quả cao nhất.

- HS vẫn có hứng thú với TPVC, do đó GV cần giúp tạo tâm thế và hứng thú cho HS trong khi tiếp nhận tác phẩm, tạo điều kiện để con người Bạn đọc- Học sinh được phát triển.

- CNTT và các PT dạy học hiện đại có tác động mạnh mẽ đến dạy học nói chung và dạy học văn nói riêng. Không thể phủ nhận những ưu thế của công nghệ, song GV cần chú ý sử dụng với liều lượng hợp lý, tránh lạm dụng và biến HS thành khán thính giả thụ động.

5. Chúng tôi mong muốn luận văn “Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông” góp phần thay đổi quan niệm dạy học văn cũ để chú ý hơn đến vai trò tích cực chủ động trong nhận thức của học sinh và mối quan hệ giữa Bạn đọc- Học sinh với các thành tố khác trong cơ chế dạy học. Tư tưởng của luận văn cùng với những phương pháp đề xuất hi vọng trở thành cơ sở tư liệu đáng tin cậy và phát huy hiệu quả cho các giờ dạy học văn ở THPT. Tuy nhiên, những vấn đề nghiên cứu trên đây không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi hi vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn hoàn thiện hơn.

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Chương trình giáo dục phổ thông bộ môn Ngữ

Văn. NXB Giáo dục, 2006.

2. Bộ Giáo Dục & Đào tạo. Ngữ Văn 10 tập II. NXB Giáo Dục, 2008. 3. Bộ Giáo Dục & Đào tạo. Ngữ Văn 11 tập I. NXB Giáo dục, 2008.

4. Bộ Giáo Dục & Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo

viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học. HN, 2005.

5. Bùi Minh Đức. Dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT theo

hướng coi học sinh là ban đọc sáng tạo. Luận án Tiến sĩ giáo dục học. Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009.

6. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa. Phân tích phong cách ngôn ngữ

trong tác phẩm văn học. NXB Đại học Sư phạm, 2003.

7. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa. Phong cách học Tiếng Việt. NXB Giáo

Dục, 1998.

8. M.A.Đannilop, M.N.Xcatkin, A.A.Budarnui. Lí luận dạy học của trường

phổ thông: Một số vấn đề của lí luận dạy học hiện đại: trích dịch. NXB Giáo dục, 1980.

9. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Lý luận dạy học hiện đại, Tập bài giảng cao học.

Tài liệu lưu hành nội bộ. Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng. Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn chương ở

trường THPT. NXB Giáo Dục, 1998.

11. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương. NBX Giáo

108

12. Nguyễn Văn Hộ. Lí luận dạy học. NXB Giáo dục, 2002.

13. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà

trường. NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

14. Phan Trọng Luận. Văn chương bạn đọc sáng tạo. NXB Đại học quốc gia

Hà Nội, 2003.

15. Phan Trọng Luận (chủ biên). Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường Trung học phổ thông: Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997- 2000 cho giáo viên THPT. NXB Giáo dục, 1999.

16. Phan Trọng Luận. Phương pháp giảng dạy văn học. NXB Giáo dục, 2006. 17. Phan Trọng Luận. Văn học giáo dục thế kỉ XXI. NXB Đại học quốc gia Hà

Nội, 2009.

18. Phan Trọng Luận (chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng. Phương pháp dạy học văn, tập 1. NXB Giáo dục, 1998.

19. Phạm Quang Trung. Lý thuyết tiếp nhận trong đời sống văn chương hiện nay. Web: http://sites.google.com

20. Hoàng Phê. Từ điển Tiếng Việt. NXB Khoa học xã hội, 1998.

21. Thân Thị Hạnh. John Deway- Nhà giáo dục, nhà triết học thực dụng Mỹ.

Web: http://maxreading.com/sach-hay/danh-nhan-triet-hoc

22. Trần Đình Sử. Lý thuyết tiếp nhận và phê bình văn học. Web:

http://tapchisonghuong.com.vn

23. Trần Thái Học. Lí luận văn học: Mấy vấn đề nghiên cứu và giảng dạy.

Một phần của tài liệu Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)