Đối thoại đa chiều (Bạn đọchọc sinh giáo viên nhà văn)

Một phần của tài liệu Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 81)

10. Cấu trúc luận văn

2.3.3.Đối thoại đa chiều (Bạn đọchọc sinh giáo viên nhà văn)

2.3.3.1. Khái niệm

Đối thoại đa chiều trong giờ học tác phẩm văn chương là hoạt động trao đổi, chia sẻ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh về một vấn đề, một nội dung trong tác phẩm văn chương; tạo thành một vòng tròn tương tác khép kín: Bạn đọc học sinh- giáo viên- nhà văn

Đối thoại đa chiều coi sự trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong lớp là mục tiêu quan trọng nhất, phản ánh quan điểm của cá nhân học sinh về một vấn đề cụ thể trong tác phẩm để từ đó các em có thể tìm ra tiếng nói chung khi tiến hành thảo luận. Khoảng thời gian diễn ra đối thoại ngắn hay dài tùy thuộc vào nội dung vấn đề thảo luận và sự sắp xếp của giáo viên.

2.3.3.2. Nhiệm vụ

Đối thoại đa chiều là một trong những phương pháp để học sinh lĩnh hội tri thức chủ động và sáng tạo. Khi tham gia vào quá trình đối thoại, học sinh sẽ

77

có cơ hội thu nạp những kiến thức mới từ các bạn xung quanh đồng thời bổ sung, chỉnh sửa nguồn kiến thức của bản thân từ đó tạo ra một môi trường học tập rất tốt cho học sinh.

Đối thoại đa chiều giúp học sinh phát triển tư duy, thể hiện được năng lực của bản thân trước tập thể. Không chỉ huy động vốn kiến thức của mình một cách tối đa để chứng minh, nhận định, đánh giá vấn đề được đưa ra thảo luận, học sinh còn phải có cách lập luận và dẫn chứng thuyết phục để bảo vệ ý kiến của mình trước đánh giá, nhận xét của bạn bè và thầy cô. Ngoài ra, đây là cơ hội tốt nhất để các em nói lên tiếng nói của chính mình, nhờ vậy hoạt động tiếp nhận văn học sẽ được diễn ra trong sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Quá trình học tập sẽ biến thành quá trình tự học, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Tác phẩm văn chương sẽ được nhìn nhận dưới con mắt của chính các em, các em sẽ trở thành những chủ thể sáng tạo trong tiếp nhận văn học.

Đối thoại đa chiều còn giúp học sinh hình thành được ý thức làm việc tập thể. Qua việc trao đổi, đối thoại, học sinh sẽ cùng nhau xây dựng và củng cố kiến thức. Nếu các em không có sự đồng thuận, thống nhất về ý kiến thì sẽ không thể hoàn thiện được nội dung thảo luận. Hơn nữa, bầu không khí tự do dân chủ, cởi mở được tạo ra trong hoạt động đàm thoại, tranh luận sẽ kích thích hứng thú và niềm say mê học tập cho học sinh.

2.3.3.3. Cách thức thực hiện

Để phương pháp đối thoại đa chiều diễn ra hiệu quả, giáo viên cần đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề từ đó làm nảy sinh những quan điểm khác nhau trong nhận thức của học sinh. Tình huống được đưa ra phải chứa đựng nhiều cái mới, có khả năng gây ngạc nhiên, thúc đẩy sự tò mò, muốn được khám phá của người học. Từ đó, học sinh sẽ dùng tư duy của mình để tìm tòi, sáng tạo, phát hiện và chiếm lĩnh được tri thức mới nhằm hoàn thiện và nâng cao hiểu biết của bản thân. Muốn tạo dựng được tình huống có vấn đề, giáo viên

78

cần xây dựng được các câu hỏi có vấn đề. Câu hỏi có vấn đề chính là sự khởi đầu cho hoạt động đàm thoại, tranh luận, thúc đẩy sự tò mò, suy nghĩ ham muốn được giải thích, suy luận của học sinh.

Ở mỗi tác phẩm văn chương sẽ tồn tại những vấn đề cần tranh luận khác nhau. Tùy theo thời gian và nội dung bài học mà người giáo viên cần có sự chọn lựa hợp lý. Vấn đề tranh luận có thể hàm chứa giá trị nội dung, nghệ thuật hay giá trị tư tưởng của tác phẩm.Ví dụ:

Em có suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?

(truyện Tấm Cám)

Vì sao truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi hiện đại?

Những vấn đề được đưa ra phải chứa đựng nhiều nội dung cần làm sáng tỏ, đòi hỏi học sinh phải vận dụng không chỉ kiến thức trong nhà trường mà còn có cả kiến thức trong cuộc sống để chứng minh, giải thích. Chính vì thế, vấn đề đưa ra sẽ thu hút được sự chú ý, khiến buổi thảo luận thực sự cởi mở và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, có thể sẽ xuất hiện nhiều cách hiểu, nhiều cách đáng giá thậm chí sẽ có mâu thuẫn về quan điểm giữa học sinh với học sinh và ngay cả học sinh với giáo viên. Điều này sẽ càng thúc đẩy sự ham muốn khám phá tìm hiểu vấn đề của học sinh, khiến tư duy các em buộc phải làm việc để tìm ra câu trả lời đúng nhất.

Giáo viên sau khi đưa ra vấn đề đối thoại sẽ dành thời gian cho các em suy ngẫm, tìm ý tưởng. Sau đó, giáo viên sẽ đóng vai trò là người lắng nghe tất cả những suy nghĩ, chỉnh sửa những ý tưởng sai lệch của học sinh. Giáo viên còn có nhiệm vụ tạo ra bầu không khí tự do dân chủ, cởi mở trong quá trình đàm thoại để các em có thể tham gia tích cực vào hoạt động thảo luận. Mặc dù trong suốt quá trình đối thoại đa chiều, học sinh đóng vai trò chính nhưng cuối

79

cùng, giáo viên phải là người kết luận, khái quát và chốt lại những nội dung chủ đạo của vấn đề được tranh luận.

Thời gian tổ chức hoạt động đàm thoại ngắn hay dài tùy thuộc vào nội dung của vấn đề tranh luận. Giáo viên sẽ là người quyết định thời điểm diễn ra hoạt động tranh luận sao cho phù hợp với nội dung bài học và tiến trình tổ chức dạy học trên lớp.

Một phần của tài liệu Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 81)