Những khuynh hướng trái chiều trong phát triển và cảm thụ văn

Một phần của tài liệu Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 39)

10. Cấu trúc luận văn

1.1.7. Những khuynh hướng trái chiều trong phát triển và cảm thụ văn

chương của học sinh trung học

Trong lý luận văn học hiện đại, vấn đề cảm thụ và sáng tác được nhận thức như một cơ chế biện chứng, như một hệ thống động và mở. Quá trình văn học là sự thống nhất hữu cơ biện chứng giữa sáng tác và đồng sáng tác, vấn đề chủ thể bạn đọc được đặt ra một cách đúng mức và toàn diện hơn. Trong nghiên cứu năng lực cảm thụ văn học thường xảy ra hai khuynh hướng đối lập: một là chỉ chú ý đến nguồn nhận thức là tác phẩm văn học, nghĩa là chỉ chú ý đến tính khách quan của cảm thụ và xem nhẹ vai trò của chủ thể cảm thụ. Hai là khuynh hướng duy tâm sa vào nhận thức chủ quan, cường điệu tính chủ quan tùy tiện trong cảm thụ của người đọc.

1.1.7.1. Khuynh hướng ngoại văn bản

Khuynh hướng ngoại văn bản luôn tồn tại và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sáng tác và cảm thụ TPVC, nếu cực đoan sẽ khiến người đọc có cái nhìn phiến diện về tác phẩm, tuy nhiên trong chừng mực cho phép thì đây cũng là hướng nghiên cứu tác phẩm bao quát và toàn diện. “Ngoại văn bản” là những yếu tố không nằm trong văn bản chính thống của tác phẩm, bao gồm: hoàn cảnh sáng tác, địa điểm, thời gian, bối cảnh lịch sử, quan điểm nhà văn… Nhìn chung, nghiên cứu năng lực cảm thụ văn học tuy không thể tách rời những hiểu biết về năng lực chung trong hoạt động văn học, đó là năng lực tư duy hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật- đặc trưng phân biệt với tư duy khoa học, nhưng việc quá chú trọng đến những vấn đề ngoài văn bản khiến tác phẩm trở nên xa rời thực tế văn học. Một sự am hiểu tường tận về tư duy hình tượng là tiền đề

35

cho sự xác định đặc trưng cảm thụ văn học. Sự lí giải về đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học, về cấu trúc ngôn ngữ và cấu trúc văn học trong một TPVC chưa được sáng tỏ thì việc xác định tiêu chuẩn cảm thụ văn học nhất định cũng có nhiều chỗ chưa thỏa đáng. Đồng thời, việc quá chú trọng đến lớp vỏ bên ngoài cùng các sự kiện xã hội, lịch sử của thời đại tác phẩm khiến TPVC đi ra ngoài quỹ đạo ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Sức mạnh kì diệu của TPVC dựa vào sức sáng tạo của ngôn ngữ nghệ thuật, từ ngôn từ độc đáo của tác giả mà tác phẩm nói lên được bao điều mới mẻ, tinh tế và lôi cuốn người đọc. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn, một từ trong tác phẩm vừa có nội dung cụ thể, vừa có nội dung khái quát nhưng nó vẫn là một từ cụ thể và mới mẻ, chứa đựng nội dung được mở rộng thêm trong những liên hệ của nó với hệ thống từ của tác phẩm, trong những văn cảnh nhất định mà nhà văn đã khổ công sáng tạo nên. Sự am hiểu về đặc trưng văn học, về cấu trúc tầng lớp của tác phẩm, về cấu trúc hình tượng, về tính ước lệ cũng như bản chất của sáng tác… làm cho bản thân khả năng cảm thụ của người đọc đúng đắn và có ý thức hơn. Hình tượng do nhà văn sáng tạo nên trong tác phẩm là hình ảnh của hiện thực qua sự sáng tạo và hư cấu; quá trình thể hiện ý đồ, tưởng tượng, xây dựng hình tượng trong tác phẩm gắn bó biện chứng với quá trình sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật. Một người đọc phát triển về văn học hiểu được rằng, TPVC là hình ảnh của đời sống được nhà văn phản ánh, đánh giá theo quan điểm thẩm mĩ của mình và tái tạo lại trong hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật. Cho nên cuộc sống trong tác phẩm vừa là hình ảnh của đời sống thực nhưng không phải chính bản thân cuộc sống thực; hình ảnh trong tác phẩm thể hiện một cách điển hình và tập trung những tồn tại thông qua các chi tiết cảm tính. Một sự chín muồi hay không trong cảm thụ TPVC được biểu hiện ở trình độ lĩnh hội hình tượng văn học trong sự kết hợp hài hòa giữa khả năng cảm thụ trực tiếp cụ thể với khả năng khái quát một cách sâu sắc. Hiện tượng HS tách rời những chi tiết cảm thụ với tư tưởng khái quát ý đồ nghệ thuật của tác giả

36

thường bắt gặp ở đối tượng Bạn đọc- Học sinh chưa chín về cảm thụ nên dễ sa vào việc lí giải các sự kiện, con người, tính cách… trong tác phẩm dựa trên những yếu tố ngoài văn bản trong thời đại tác giả hoặc thậm chí liên tưởng đến các yếu tố thời đại ngày nay để áp đặt cho tác phẩm. Việc làm này ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị nội dung và ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, dù ít hay nhiều đều hạn chế khả năng cảm thụ văn học thực sự của Bạn đọc- học sinh nói riêng và Bạn đọc văn học nói chung

1.1.7.2. Khuynh hướng duy tâm chủ quan

Tính chủ quan là một tâm lý đặc trưng của hoạt động cảm thụ thẩm mỹ về văn học nghệ thuật, là dấu hiệu quan trọng của sự phát triển về năng lực văn học. Trong hoạt động nghệ thuật, vai trò của cảm giác và cảm xúc lại càng quan trọng, Nghệ thuật văn chương là tiếng nói của tình cảm, sức mạnh của văn học nghệ thuật cũng chính là sức mạnh của tình cảm và con đường phát huy sức mạnh kì diệu của văn học nghệ thuật lại cũng chính là con đường tình cảm, xúc cảm, rung động của bản thân cá nhân. Không có cảm xúc thì không có sáng tạo và cũng không có cảm thụ văn học nghệ thuật. Tư tưởng thu nhận và nội dung cảm thụ ở người đọc là tư tưởng cảm xúc hóa. Sự non yếu của HS qua các giờ giảng văn là sự non yếu về mặt cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ; hầu như khoảng cách giữ nhận thức và tình cảm còn khá rõ và chưa có được một sự kết hợp hài hòa giữa nhận thức và tình cảm. Đọc hay học xong một tác phẩm, HS thường tường thuật, miêu tả lại nội dung chủ quan của hình tượng mà chưa nói lên được những rung động, những thu nhận mang màu sắc cảm xúc cá nhân. Như vậy TPVC chỉ đi được một nửa đoạn đường đến với người đọc.

Tính chủ quan trong cảm thụ văn học không chỉ gắn liền, hay càng không thể dừng lại ở giai đoạn cảm thụ trực tiếp hình tượng, hay chỉ thuộc về giai đoạn khái quát của quá trình nhận thức. Tính chủ quan trong cảm thụ văn học bắt nguồn từ bản thân hiện tượng mà hiện tượng lại là sự kết hợp hài hòa giữa cái

37

cụ thể và cái khái quát, cái khách quan với cái chủ quan… Người đọc thoát li khỏi văn bản tác phẩm, tác giả để liên tưởng theo chiều hướng của kinh nghiệm chủ quan; sẽ có cảm thụ đúng đắn, lành mạnh khi có sự gần gũi giữa thư tưởng nhà văn với tư tưởng bạn đọc, giữa liên tưởng của người đọc với liên tưởng của người cảm thụ. Hoặc trường hợp người đọc về cơ bản đã thoát li tác phẩm, thoát li tư tưởng tác giả đi vào những ấn tượng chủ quan, bóp méo hoặc xuyên tạc hình tượng khách quan mà nhà văn xây dựng. Hiện tượng liên tưởng ngoài tác phẩm là khá phổ biến ở HS và bạn đọc chưa phát triển về văn học.

Lại có ý kiến cho rằng đọc rộng cũng là một tiêu chuẩn của phát triển văn học, khả năng cảm thụ văn học. Đọc rộng là điều kiện rất cần thiết để mở mang trí óc, hiểu biết và năng lực cảm thụ văn học. Thế nhưng đọc văn mới chỉ là dấu hiệu bên ngoài, đọc nhiều chưa chứng giải được mục đích đọc, khuynh hướng đọc, chất lượng đọc… Lí tưởng thẩm mĩ tuy quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với quá trình, cơ chế, phẩm chất cảm thụ văn học nghệ thuật song cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như phim ảnh, hội họa, nghệ thuật… Hai tiêu chuẩn trên không phải là tiêu chuẩn đặc trưng của trình độ phát triển văn học.

Như vậy, việc xác định năng lực cảm thụ văn học cần so sánh với năng lực chung và trình độ phát triển về văn học, về tư duy nhưng không đồng nhất với những phạm trù khác nhau vốn có những giới hạn và thuộc tính riêng. Đặc điểm chung của cảm thụ chỉ có thể có được dựa trên cơ sở tổng kết những sự kiện, hiện tượng và đối tượng cảm thụ cụ thể về nhiều loại hình khác nhau như hội họa, nhạc, điện ảnh… ngược lại nếu không nghiên cứu kĩ tâm lý người đọc với nhiều kiểu tính cách tâm lý khác nhau, với nhiều lứa tuổi khác nhau thì sẽ sa vào kết luận trừu tượng, không phù hợp với thực tế cảm thụ của bạn đọc vốn luôn đa dạng và sinh động về tâm lý, nhu cầu, kinh nghiệm và thói quen thẩm mĩ. Xác định tiêu chuẩn cảm thụ văn học của bạn đọc nói chung cũng như của

38

Bạn đọc- Học sinh nói riêng, phù hợp với lịch sử phát triển văn học của mỗi dân tộc, trong những thời đại phát triển nhất định của dân tộc đó lại là vấn đề không đơn giản. Công việc cần bắt đầu từ việc nắm vững những tiền đề phương pháp luận, từ sự am hiểu quy luật đặc điểm của quá trình tâm lí nghệ thuật phức tạp vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất cá nhân sâu sắc. Một công tác khảo nghiệm cảm thụ với nhiều phương pháp khác nhau trên quy mô sâu rộng sẽ giúp đi đến những kết luận đáng tin cậy và cần thiết cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ với những căn cứ vững chắc.

1.2. Thực tiễn dạy học tác phẩm văn chƣơng ở THPT

1.2.1. Phương thức dạy học tác phẩm văn chương hiện nay

Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở trên, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học TPVC trong trường THPT để trả lời câu hỏi: Dạy học TPVC hiện nay có sự thay đổi như thế nào? Thực sự đã có những cải tiến tích cực hay chưa? Chúng tôi tìm hiểu thông qua những bảng khảo sát sau về giáo án 3 TPVC: Trao duyên (Truyện Kiều- Nguyễn Du), Tràng giang (Huy Cận), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).

1.2.1.1. Hoạt động tạo tâm thế cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương

Hoạt động tạo tâm thế có vai trò vô cùng quan trọng, giúp HS có được sự chuẩn bị ban đầu khi tìm hiểu TPVC; đặc biệt với các tác phẩm hay và khó như thơ trữ tình, văn chính luận… thì GV cần có sự chuẩn bị tâm thế cẩn thận để các em không bỡ ngỡ, bất ngờ khi tìm hiểu tác phẩm. HS dù đã được chuẩn bị tìm hiểu về tác phẩm thông qua việc soạn bài trước khi đến lớp, song trong môi trường học tập khác hẳn với môi trường bạn đọc thông thường, hơn nữa là khác biệt cơ bản với không gian tác phẩm thì Tạo tâm thế càng là bước đệm không

39

thể thiếu để Bạn đọc- Học sinh bước vào thế giới văn chương. Sau đây là phần chuẩn bị Tâm thế cho HS trên 3 giáo án:

TPVC Thời gian Nội dung

Trao duyên 7 phút - Giới thiệu bài mới: Mộng Liên Đường chủ nhân đã khái quát về thân thế Thúy Kiều: “Khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; khi duyên xưa kim hải non biển thề bồi; khi đất nổi ba đào, cửa nhà tan tác; khi lầu xanh, khi rừng tía cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi...”. Thật vậy, Thúy Kiều đã phải trải

qua hầu hết những đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: gia đình li tán, tình yêu tan vỡ, làm gái thanh lâu, làm nô tì, làm vợ lẽ, tu hành bất đắc chí và rồi ko chồng ko con giữa 30 tuổi đời. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích

Trao duyên để thấu hiểu nỗi đau vì bi kịch tình yêu

tan vỡ của nàng.

- GV tóm lược những sự việc chính trước đoạn trích. Rừng xà nu 3 phút - Tạo tâm thế tiếp thu bài mới.

- Giới thiệu bài. Tràng

giang

3 phút - Giới thiệu TP: Nếu Xuân Diệu say đắm, cuống quít, vội vàng tận hưởng tuổi trẻ, tận hưởng cuộc sống thì Huy Cận lại rất nhạy bén với nỗi sầu, nỗi cô đơn. Hai người là bạn thân nhưng hai hồn thơ mang hai phong cách. Chúng ta đã tìm hiểu hồn thơ Xuân Diệu qua “Vội vàng” hôm nay ta sẽ tìm hiểu hồn thơ Huy Cận qua “Tràng giang”.

Thời gian tạo tâm thế cho HS trước khi đi vào tiếp nhận tác phẩm có sự chênh lệch khá lớn, tùy thuộc vào ý thức của GV và phạm vi tri thức của tác

40

phẩm; song có thể nhận thấy không phải GV nào cũng chú ý đến việc Tạo tâm thế cho HS đúng mức.

So sánh từng giáo án, chúng tôi nhận thấy lời giới thiệu của các TP không đồng đều về cả thời lượng và chất lượng. Đạt hiệu quả nhất là lời giới thiệu của bài giảng Trao duyên, GV tiến hành khá công phu, đã đầu tư công sức vào việc tạo tâm thế cho HS cũng như định hình phông nền kiến thức để HS lĩnh hội TP. Ở lời dẫn nhập đầu bài, GV khéo léo kết hợp một nhận định của Mộng Liên Đường chủ nhân để từ đó đi vào khái quát thân phận, tấn bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều; với cách dẫn dắt này HS dễ dàng có được cái nhìn bao quát về nội dung bài học. Thêm vào đó GV chú ý tóm lược những sự kiện trước đoạn trích giảng, đây là điểm cộng lớn sau phần mở đầu ấn tượng, là điều cực kì cần thiết cho bài học về đoạn trích, giúp HS biết được bài học nằm ở đâu trong bối cảnh chung câu chuyện và có cái nhìn, hướng tìm hiểu đúng đắn hơn.

Bài giảng Tràng giang có lời dẫn nhập giảu chất thơ văn, tạo hiệu quả tốt khi mở đàu giờ giảng. Cái hay của lời dẫn là khéo léo xâu chuỗi kiến thức giữa bài đã học và chưa học; đồng thời cung cấp thông tin bên ngoài thú vị về đời tư nghệ sĩ, tạo được hứng thú cho HS. Đối với những HS khá giỏi, sự liên hệ mà GV gợi mở có thể giúp ích các em rất nhiều trong việc làm văn.

Tuy nhiên bài giảng Rừng xà nu chưa thật sự chú ý đến vấn đề dẫn nhập khi bắt đầu giờ giảng, GV có ý thức tạo không khí cho lớp học nhưng vẫn chưa thể hiện cụ thể. Với bài giảng này, GV cần là người có vốn hiểu biết rộng, nghiệp vụ sư phạm tốt và sự linh động để có thể giúp HS tạo tâm thế hiệu quả được. Ngược lại, các em sẽ bị hẫng về kiến thức hoặc cảm thấy không hứng thú với bài học nếu như GV không ứng xử linh hoạt.

Tóm lại, hoạt động tạo tâm thế cho giờ dạy học văn đã được chú ý song vẫn chưa thực sự được GV coi là cần thiết. Một số GV đã có ý thức thực hiện

41

hoạt động và phương thức thực hiện khá tốt, ngược lại cũng có GV chưa nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của hoạt động này.

1.2.1.2. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

TPVC Phương pháp dạy học

Trao duyên - Thuyết trình

- Đọc diễn cảm đoạn thơ - Trao đổi thảo luận - Phát vấn đàm thoại Rừng xà nu - Thuyết trình

- Phát vấn đàm thoại

- Thảo luận theo nhóm và trình bày Tràng giang - Thuyết trình

- Đọc diễn cảm bài thơ - Phát vấn đàm thoại

PPDH đóng vai trò quan trọng để truyền tải nội dung tri thức đến HS, cũng như tạo tiền đề để kích thích HS hứng thú tìm hiểu tác phẩm. Trong 3 giáo án phân tích, các PPDH được sử dụng khá đơn điệu và mang tính chất Giảng văn hơn là Dạy học văn.

PPDH cần được sử dụng khá linh hoạt và phù hợp đặc điểm tác phẩm.

Một phần của tài liệu Những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)