10. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Những hiểu biết cơ bản về năng lực văn học
Năng lực văn học của học sinh trong nhà trường có sự phân chia khá rõ về nhiều phương diện: năng lực văn cần cho việc làm văn (nghị luận văn học), năng lực văn trong việc sáng tác thơ văn, năng lực văn trong hoạt động chiếm lĩnh văn bản nghệ thuật, năng lực văn trong việc chiếm lĩnh một văn bản nghị luận văn học… Ta có thể nhận diện khá rõ ba loại năng lực văn tương ứng với ba hình thức hoạt động khác nhau về văn: loại năng lực sáng tác văn, loại năng lực nghiên cứu phê bình văn học và loại năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học. Trong nhà trường phổ thông, năng lực cần yếu nhất là năng lực tiếp nhận văn học. Nhà trường cần đào tạo những học sinh có văn hóa đọc, chứ không có nhiệm vụ đào tạo những văn tài- những học sinh có năng khiếu như trường chuyên. Ngoài ra trong nhà trường còn có hình thức hoạt động làm văn (bình giảng, đánh giá, phân tích một tác phẩm hay một nhận định). Hoạt động làm văn lại gần với hoạt động phân tích phê bình nên trong nhà trường chúng ta chủ yếu chú ý đến năng lực tiếp nhận và năng lực bình giá TPVC.
Người sáng tác, người nghiên cứu phê bình hay người đọc tiếp cận tác phẩm đều có một đối tượng chung là TPVC. Hoạt động văn học của mỗi chủ thể sáng tác, phê bình, nghiên cứu hay thưởng thức tác phẩm đều tương đồng ở chỗ đều chịu sự quy định của TPVC vốn là đối tượng thẩm mĩ đặc thù và hoạt động của người sáng tác, phê bình, nghiên cứu cũng là một loại hoạt động thẩm mĩ đặc thù. TPVC là một đối tượng thẩm mĩ đặc thù vì nó là một sản phẩm tinh
49
thần đặc biệt. Muốn chiếm lĩnh nó không thể vận dụng những năng lực hoạt động nhận thức chung mà cần đến những năng lực đặc thù qua hoạt động thẩm mĩ vốn là một loại hoạt động nhận thức phát triển ở mức cao hơn những hình thức hoạt động bằng thực tiễn hay hoạt động nhận thức bằng lí luận. TPVC nào cũng nhằm mục đích thông báo tình cảm thẩm mỹ. Nhà văn gửi đến cho bạn đọc những cảm xúc mãnh liệt nhất về cuộc sống, về con người dưới ánh sáng một lí tưởng thẩm mỹ nhất định. Phương thức tồn tại của tác phẩm vừa nói trên là những hình tượng thẩm mỹ được ký hiệu hóa bằng hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Tác động chức năng hay hiệu quả đặc thù của văn học chính là ở sức mạnh, ở khả năng lay động thức tỉnh từng cá thể. Sáng tác là tri ân tri kỉ, gửi tấc lòng mình cho nên tiếp nhận thưởng thức văn học là bắt mạch nội tâm người sáng tác, là sự lay động tâm can từng người đọc, là hoạt động chuyển hóa nội tâm, giới hạn và chất lượng tình cảm. Người sáng tác từ tấc lòng của bản thân hòa vào nỗi lòng của mọi người, sức lan tỏa càng rộng thì sức thuyết phục và giá trị tác phẩm càng lớn; từ cái Tôi đi đến cái Ta, sức khái quát của tác phẩm càng lớn thì nó càng trường thọ với với thời gian. Người tiếp nhận tác phẩm đi từ cái Tôi cá nhân đến cái Ta chung, và như vậy là có hiệu quả tác động thẩm mĩ của tác phẩm đến người đọc và tác phẩm thực sự tồn tại. Vòng đời tác phẩm được khép kín. Từ cách nhận diện đặc trưng TPVC ta đi tìm những năng lực đặc trưng của hoạt động văn học ở người đọc có văn hóa đọc.