0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương hiện nay

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG THEO HƯỚNG COI HỌC SINH LÀ BẠN ĐỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 48 -48 )

10. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương hiện nay

1.2.2.1. Hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương

TPVC Hoạt động của HS Thời gian

(phút)

Tỉ lệ (%) Trao duyên - HS đọc đoạn trích

- HS trả lời câu hỏi phát vấn của GV

- HS ghi bài

35 77.8

Rừng xà nu - HS tham khảo tài liệu và hiểu biết lịch sử về TP

- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày và tranh luận với các nhóm khác

75 83.3

Tràng giang - HS trả lời câu hỏi phát vấn của GV

- HS nghe giảng và ghi chép bài

38 84.4

Trong 3 giáo án hoạt động của HS còn hạn chế, đơn thuần là ghi chép và trả lời phát vấn. HS chủ yếu lĩnh hội tri thức từ GV, có phát biểu ý kiến và tìm hiểu TP song còn mang tính thụ động, máy móc dựa trên gợi ý từ GV, chưa có

44

sự tìm tòi và cảm nhận tác TP còn nhiều hạn chế. Tuy vậy ở bài giảng “Rừng xà nu” HS đã có cơ hội tự nghiên cứu, cảm thụ TPVC đồng thời rèn luyện kĩ năng thuyết trình, thuyết phục số đông. Thời gian hoạt động của HS chiếm 83.3% bao gồm cả hoạt động tự nhận thức, tìm hiểu TP và thuyết trình với lớp học; như vậy các em đã được đóng vai trò là Bạn đọc thực sự của nhà văn và TPVC. Qua đó chúng tôi nhận thấy, vấn đề đổi mới hoạt động của HS trong dạy học TPVC đã bước đầu được thực hiện tuy còn chưa phổ biến.

1.2.2.2. Kết quả lĩnh hội tác phẩm của học sinh sau giờ dạy học tác phẩm văn chương

Sau giờ dạy học 3 giáo án nêu trên, GV tiến hành điều tra về kết quả tiếp thu bài học của HS thông qua phiếu điều tra tại 1 lớp học.

TPVC Tổng số

Kết quả liên tưởng Khả năng liên tưởng Liên tưởng đúng Liên tưởng sai Toàn diện Phiến diện Không liên tưởng Trao duyên 40 36 (90%) 4 (10%) 5 (12.5%) 28 (70%) 7 (17.5%) Rừng xà nu 43 38 (88.4%) 5 (11.6%) 7 (16.3%) 26 (60.5%) 10 (23.2%) Tràng giang 42 35 (83.3%) 7 (16.7%) 3 (7.1%) 37 (88.1%) 2 (4.8%)

Qua số liệu điều tra thu được ta nhận thấy bài giảng “Rừng xà nu” có chỉ số Liên tưởng toàn diện lớn hơn, chiếm 16.3% tuy nhiên Không liên tưởng cũng chiếm vị trí cao nhất là 23.2%. Ưu điểm của tổ chức nhóm là huy động khả năng sáng tạo và tìm tòi TPVC của bản thân HS, nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào ý thức cá nhân và khả năng cảm thụ của các em.

45

Trong hai bài giảng còn lại, hoạt động của GV là chủ đạo, HS trả lời câu hỏi và ghi bài nên kết quả Liên tưởng đúng chiếm đa số (< 80%), tuy vậy khả năng Liên tưởng toàn diện còn hạn chế, chỉ chiếm 12.5% và 7.1%. Những bài giảng nêu trên có bài theo phương pháp truyền thống, lại có bài giảng chú ý đến phương pháp dạy học mới nhưng việc kết hợp các phương pháp dạy học linh hoạt còn nhiều hạn chế, HS vẫn chưa thực sự đi vào TPVC với vai trò người đọc văn, học văn đúng nghĩa. Đặc biệt với tác phẩm thơ trữ tình Tràng giang Liên tưởng phiến diện chiếm tới 88.1%, đây không phải điều quá ngạc nhiên bởi bài thơ này có nhiều tâm sự và kí thác mà không dễ gì để Bạn đọc có thể hiểu rõ được. Như vậy thể loại văn học có ảnh hưởng lớn đến khả năng cảm thụ tác phẩm của HS, để việc cảm thụ tác phẩm hiệu quả hơn GV cần chú ý đến loại thể tác phẩm để có định hướng xây dựng bài giảng phù hợp.

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG THEO HƯỚNG COI HỌC SINH LÀ BẠN ĐỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 48 -48 )

×