10. Cấu trúc luận văn
1.1.6. Vai trò định hướng của giáo viên
Con người mới trong chế độ hiện nay đòi hỏi phát triển cân đối và toàn diện, đặc điểm quan trọng vẫn là sự phát triển cân đối về trí tuệ và tình cảm. Trong đó việc bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tư duy hình tượng là yêu cầu cấp thiết không thể thiếu được, gồm hai mặt của vấn đề: năng lực cảm thụ văn học và năng lực sáng tác văn học. Con đường dạy học văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc sáng tạo cũng hướng đến 2 nhiệm vụ nêu trên của GV đối với HS trong giờ dạy học TPVC.
1.1.6.1. GV cần bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về đặc trưng của văn học và bộ môn văn học cho HS.
Trong tình hình giảng dạy hiện nay, có một hiện trạng phổ biến là HS chưa ý thức đúng đắn về tác dụng của văn học nói chung cũng như bộ môn văn học trong nhà trường nói riêng, những hiểu biết về đặc trưng văn học còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là các em chưa có ý thức đúng đắn và đầy đủ về bộ môn, trong khi đó là tiền đề tạo hứng thú học tập. Những bài mở đầu giáo trình hàng năm là dịp thuận lợi cho GV bồi dưỡng và nâng cao ý thức học tập văn học cho HS. Trong quá trình học tập giảng văn, những khái niệm bước đầu đó sẽ được củng cố và hoàn thiện dần. Nếu như người sáng tác cần có những hiểu biết sâu sắc về tư duy hình tượng, thì người GV ngữ văn cũng cần có những hiểu biết vững chắc, sâu sắc bản chất của tư duy hình tượng trong quá trình sáng tác và cảm thụ văn học để bản thân mình cảm thụ và giảng dạy văn học một cách có ý thức. Bản thân HS dưới sự hướng dẫn của GV có những hiểu biết cần thiết thì trên con đường học tập văn học trong nhà trường sẽ được tiến hành thuận lợi, hứng thú và có hiệu quả.
32
Văn học là hình ảnh của cuộc đời, nhân vật là tấm gương con người trong xã hội nhưng không phải là sự thật trực tiếp của cuộc đời và con người. Đặc điểm đó của đối tượng cảm thụ quy định sự nỗ lực và hình thức lao động đặc biệt của HS khi học văn. Khi đọc TPVC HS cần có ý thức mình đang thâm nhập vào một thế giới vừa hư vừa thực song lại còn thực hơn cả sự thật, tạo được khả năng đó thì mới có điều kiện tiền đề cho cảm thụ văn học đúng đắn và sâu sắc. Một nhận thức như vậy trong GV và HS về đặc trưng văn học, về bản chất của quá trình cảm thụ văn học… có ý nghĩa nghiệp vụ thiết thực trong công tác dạy học văn.
1.1.6.2. Giáo dục cho học sinh ý thức đúng đắn rằng cảm thụ văn học là quá trình lao động sáng tạo
Cảm thụ văn học do bản thân đối tượng cảm thụ quyết định, đó là một hoạt động tâm lý theo những quy luật nhất định phù hợp với mối quan hệ giữa tồn tại với ý thức ở dạng đặc biệt, tuy nhiên không có nghĩa tác phẩm văn học gắn liền với cảm thụ văn học. Cảm thụ văn học là một quá trình tâm lý phức tạp và đầy sáng tạo của HS. Nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo hình tượng đã phấn đấu gian khổ để vượt lên giới hạn nhỏ hẹp của cuộc sống riêng, kinh nghiệm riêng để nâng một chi tiết cụ thể, một hoàn cảnh nhất định đến mức độ khái quát có ý nghĩa điển hình. Con đường cảm thụ của bạn đọc học sinh là con đường đi ngược chiều lại, lấy hình tượng tác phẩm làm chuẩn. HS khi cảm thụ TPVC cũng phải đi từ kinh nghiệm, vốn sống cá nhân đến vốn kinh nghiệm và vốn sống chung mà nghệ sĩ đã khái quát, cụ thể hóa trong hình tượng để rung cảm với nghệ sĩ. GV cần giúp HS thấy được đọc văn, học văn cũng không kém phần gian khổ khi vượt qua sự ngăn cách giữa bản thân với nhà văn, đòng thời yêu cầu HS phải năng mình lên, mở rộng giới hạn vốn sống tích cực của bản thân để hòa vào thế giới rộng lớn hơn của cuộc sống mà những hình tượng nghệ thuật chứa đựng. Nói cách khác thì cảm thụ văn học là kết quả của quá trình khắc
33
phục được sự ngăn cách giữa nghệ sĩ với người đọc. Cảm thụ văn học là hoạt động tự giác, là sự vận động nhiều năng lực chủ quan của người đọc; bao nhiêu năng lực đã được vận dụng để tiếp thu chân lý nghệ thuật. Sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức… càng mạnh bao nhiêu thì sức cảm thụ càng lớn bấy nhiêu.
Quá trình HS cảm thụ văn học là sự tiếp nối quá trình sáng tác của nhà văn, lao động của nghệ sĩ chỉ có hiệu lực nếu được lao động của bạn đọc- học sinh bổ sung và tiếp nhận thêm. Quá trình cảm thụ văn học diễn ra dài hay ngắn là tùy theo trình độ của người cảm thụ và dung lượng của tác phẩm kể cả mặt số lượng và chất lượng. Hình tượng càng rộng lớn, phức tạp, có sức khái quát cao, càng đòi hỏi thời gian cảm thụ nhiều hơn. GV cần hiểu và giúp HS hiểu cảm thụ văn học là quá trình lao động sáng tạo, là quá trình vận dụng nhiểu năng lực và là sự tiếp nối quá trình sáng tạo của nhà văn. Những cơ sở lý luận đó cần thiết cho việc dạy học văn song không phải thế mà coi cảm thụ là mục đích của người học, cảm thụ chỉ là tiền đề để đi vào tác phẩm, là bước đầu trong nhận định và đánh giá tác phẩm.
1.1.6.3. Nắm vững tình hình học tập và cảm thụ văn học của học sinh
Biện pháp trên có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tổ chức và giảng dạy, có tác dụng động viên tinh thần HS và giúp đỡ GV đi sát nắm chắc đối tượng của mình, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Phạm vi điều tra bao gồm: tinh thần, thái độ, năng lực, nguyện vọng, phương pháp… Trước hết GV cần nắm vững những xu hướng nhận thức đúng sai của HS về mặt cảm thụ văn học, cần giúp những HS có định kiến sai lầm về năng khiếu bẩm sinh để các em thấy rằng cảm quan nghệ thuật là khả năng rèn luyện được. Năng lực cảm thụ văn học là một năng lực sáng tạo do quá trình lao động bền bỉ đưa lại. Thái độ sư phạm khéo léo và nghệ thuật hướng dẫn HS chu đáo là những điều kiện tối cần giúp cho HS vượt qua những định kiến mơ hồ và thái độ lệch lạc trong học tập.
34
Khi phụ trách một lớp có nhiều đối tượng, trình độ, nguyện vọng… phức tạp và phong phú, GV có ý thức và trách nhiệm cao, thường điều tra tình hình học tập của đối tượng mình sắp giảng dạy, đây là hoạt động thiết thực bổ ích về nghiệp vụ cần được thực hiện và rút kinh nghiệm để ngày một tốt hơn.