0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nhận xét thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương ở THPT

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG THEO HƯỚNG COI HỌC SINH LÀ BẠN ĐỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 50 -50 )

10. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Nhận xét thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương ở THPT

Qua việc khảo sát 3 giáo án mẫu và tiến hành điều tra sau giờ dạy học, chúng tôi nhận thấy việc dạy học TPVC trong nhà trường hiện nay chưa thực sự thay đổi cả về chất và lượng. GV tùy từng TP cụ thể để lựa chọn PPDH, nhưng PPDH truyền thống “thầy giảng, trò nghe” vẫn chiếm ưu thế và được sử dụng nhiều hơn.

Thứ nhất, hệ thống câu hỏi được sử dụng trong giờ dạy học tương đối ít và đơn điệu, rời rạc khiến HS không cần phải tư duy nhiều cũng dễ dàng trả lời được câu hỏi; đồng thời việc thiếu liền mạch của hệ thống câu hỏi trong bài học dễ khiến HS mất tập trung và giảm hứng thú học tập. Để có cái nhìn chân thực hơn về giờ dạy học TPVC, chúng tôi tiến hành khảo sát bảng câu hỏi trong bài giảng Trao duyên làm ví dụ minh họa:

Câu 1: Nêu ý nghĩa của cách dùng từ "cậy" và "chịu" có thể thay bằng từ đồng nghĩa khác như "nhờ" và "nhận" không? Vì sao?

46

Câu 2: Em có suy nghĩ gì về hành động "lạy rồi sẽ thưa" ?

Câu 3: Sau khi trao những kỉ vật cho Thúy Vân, Thúy Kiều dặn dò em điều gì? Qua đó ta thấy được tâm trạng gì ở nàng?

Câu 4: Tâm trạng của Kiều sau khi trao kỉ vật tình yêu cho em và dặn dò em “Mai sau… Cho người thác oan”. Từ "bây giờ" mang ý nghĩa như thế nào ?

Câu 5: Vì sao Nguyễn Du chuyển nhịp hai câu thơ cuối? Tâm trạng Kiều lúc ấy như thế nào ?

Câu 6: Tóm lược lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích "Trao duyên"? Với giáo án Trao duyên trên GV sử dụng 6 câu hỏi trong 1 tiết học 45 phút. Các câu hỏi đưa ra với số lượng ít và nội dung chủ yếu xoay quanh phân tích nghĩa của từ, tuy đây là những từ tiêu biểu và có hiệu quả lớn trong diễn đạt nội dung tác phẩm song nếu chỉ tập trung vào những từ này thì chất thơ của tác phẩm sẽ bị mờ nhạt, vì vậy GV nên chú ý đến bối cảnh chung và hiệu quả của từ đặt trong cả văn bản. Tính sáng tạo của HS còn bị hạn chế trong khuôn khổ cảm thụ mà GV đặt ra, cũng như GV chưa đưa ra những tình huống có vấn đề để HS tìm tòi, nghiên cứu. Đây cũng là thực trạng chung của dạy học TPVC hiện nay.

Thứ hai, GV có ý thức ứng dụng PPDH hiện đại qua việc tổ chức làm việc nhóm nhưng chưa thực sự hiệu quả với tất cả HS. Đối với một số HS có khả năng cảm thụ và ý thức học tập thì đây là PP hữu ích nhưng với một số cá nhân có khả năng hạn chế hoặc thiếu ý thức học tập thì PP này chưa huy động được hết kĩ năng của các em.

Thứ ba, HS chưa phải là chủ thể của hoạt động tiếp nhận văn chương. Ngoài giờ dạy học Rừng xà nu có sử dụng biện pháp làm việc nhóm giúp HS chủ động tìm hiểu tác phẩm, đối với 2 bài học còn lại chúng tôi dễ dàng nhận

47

thấy hoạt động chính của HS là nghe giảng, ghi chép bài với 84.4% thời lượng tiết học. Khoảng thời gian này chứng tỏ HS đã quá thụ động trong quá trình lĩnh hội tác phẩm, hay dù muốn dù không, các em cũng chịu áp đặt lớn từ phía GV về nội dung bài học trong khi bản thân không tự mình hoặc có rất ít cảm thụ về tác phẩm. Giờ học trở thành tác động một chiều từ phía Giáo viên -> Học sinh, các em chỉ đơn giản là ghi chép lại nội dung học và tái hiện lại nó trong phần Kiểm tra- đánh giá. Thật đáng buồn là thực trạng này vẫn diễn ra trong khi những hô hào về cải cách giáo dục chỉ làm được việc là thay “bình mới với rượu cũ”. Hệ quả tất yếu là sự chán nản, thờ ơ và không coi trọng bộ môn Ngữ văn ngày càng trầm trọng; điển hình qua việc tuyển sinh đại học khối C đang ngày càng khan hiếm nhân tài.

Nguyên nhân của thực trạng trên nằm ở nhiều phía: giáo viên, học sinh, chương trình và xã hội. Giáo viên có những nhận định sai lầm về chất lượng giáo dục, coi trọng việc truyền tải khối lượng lớn kiến thức hơn những giá trị nội dung, nghệ thuật, nhân văn… mà tác phẩm mang lại. Từ đó GV cố gắng truyền tải càng nhiều kiến thức càng tốt mà không có sự kết hợp linh hoạt các PP, gây cảm giác nặng nề, ép buộc cho người học. Học sinh trước những bài học tẻ nhạt dần mất cảm hứng với bộ môn học, thêm vào đó xu thế chung hiện nay khiến phần đông các em “quay lưng” lại với bộ môn Ngữ Văn và chỉ chú ý đến các môn Tự nhiên theo những nghành nghề mới. Ngoài ra với những thay đổi về quan niệm xã hội, chất văn thơ bị mai một dần nhường chỗ cho xã hội công nghiệp hóa, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người học văn.

Tóm lại, để hiệu quả giờ học nâng cao và thực sự giúp các em trở thành những Bạn đọc- Học sinh thì GV cần đổi mới về cách thức dạy và học, sử dụng các PPDH hiệu quả một cách phù hợp và linh động hơn.

48

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG THEO HƯỚNG COI HỌC SINH LÀ BẠN ĐỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 50 -50 )

×