- Thìa nhựa 1 2ml để trải chất hấp phụ lên tấm kính thành một lớp mỏng đồng
a) Pha tĩnh là silicagel, pha động là hệ dung môi: ete dầu hoả axeton.
axeton.
Khi cho dung môi là 100% ete dầu hoả chúng tơi thấy chỉ có vùng chất màu vàng di chuyển khá nhanh xuống dưới còn vùng chất màu xanh di chuyển rất chậm, chúng tôi cho rằng vùng chất màu vàng là caroten do chất này không phân cực nên ít bị hấp phụ bởi pha tĩnh là silicagel (phân cực) đồng thời caroten tan tốt trong ete dầu hoả là dung môi không phân cực nên di chuyển nhanh. Vùng chất màu xanh là các chlorophyl và các xanthophyl chưa tách khỏi nhau do chúng phân cực hơn nên bị silicagel hấp phụ mạnh nên di chuyển chậm, trên cơ sở đó chúng tơi suy luận rằng để tách tốt hơn cần phải tăng độ phân cực của dung môi, không tăng chiều dài cột vì silicagel có kích thước nhỏ tăng chiều dài cột sẽ kéo dài thời gian tách khơng phù hợp với mục đích của đề tài là thực hiện trong giờ thực hành ở trường THPT. Chúng tôi đã tăng dần sự phân cực của dung môi, cụ thể là sau mỗi thí nghiệm tăng 10% thể tích axeton vào dung mơi và theo dõi, kết quả đúng như dự đoán khi tỷ lệ axeton càng cao vùng chất màu xanh di chuyển càng nhanh như vậy quá trình tách ở đây chủ yếu theo cơ chế hấp phụ. Kết quả với tỷ lệ thể tích ete dầu hoả - axeton (9:1) thì quá trình tách tối ưu với thời gian 15 phút tách được 4 vùng màu theo thứ tự từ dưới lên là: màu vàng, màu xanh tươi, màu xanh vàng và màu vàng. Theo các tài liệu [5, 9] các vùng màu đó lần lượt là caroten (vàng), chlorophyl a (xanh tươi), chlorophyl b (xanh vàng) và các xanthophyl (vàng).
Trường hợp này có thể áp dụng thực hành trong giờ học ở trường THPT. Các trường hợp tỷ lệ axeton cao hơn tách không hiệu quả do khi dung mơi có độ phân cực cao q chlorophyl và các xanthophyl di chuyển nhanh gần với tốc độ của caroten nên không tách được.
Hình 3.1. Tách chất màu trong lá xanh với pha tĩnh là silicagel pha