Chất diệp lục (diệp lục tố, chlorophyl)

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng vào giảng dạy hóa học phổ thông (Trang 28 - 29)

A. Sắc đồ một chiều đi lên

1.7.1. Chất diệp lục (diệp lục tố, chlorophyl)

Là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam. Từ này có nguồn gốc Hán-Việt: "diệp" là lá, "lục" là xanh. Đây là nhóm sắc tố có vai trị quan trọng nhất đối với quang hợp, vì nó có khả năng hấp thụ trực tiếp ánh sáng và biến năng lượng hấp thụ được (năng lượng vật lí) thành năng lượng dự trữ trong các hợp chất hữu cơ (năng lượng hố học). Các nhóm sắc tố khác khơng làm được chức năng đầy đủ và trực tiếp như vậy. Có 5 loại chlorophyl là chlorophyl a, b, c1, c2 và d (có tài liệu chia thành chlorophyl a,b,c,d và e) nhưng sự khác nhau giữa chúng chỉ ở một số chi tiết về

cấu tạo và sau đó là về điểm cực đại trong quang phổ hấp thụ ánh sáng. Chlorophyl c1và c2 chỉ có ở các loại tảo khác nhau, chlorophyl d chỉ có ở vi khuẩn lam, còn chlorophyl a và b có ở các thực vật bậc cao nên rất phổ biến, ở luận văn này ta chỉ xem xét kỹ chlorophyl a và b.

Về cấu tạo chung của chlorophyl, ta chú ý đến các đặc điểm sau:

phân tử chlorophyl có 4 nhân pyron liên kết với nhau bằng các cầu nối (- CH = ) để tạo nên vịng porphyrin có ngun tử Mg ở giữa liên kết với 4 nguyên tử N của các nhân pyron, có hai nguyên tử H ở nhân pyron thứ tư, nhân này nối với gốc rượu phyton và có vịng cyclopentan ở nhân pyron thứ ba với một nguyên tử oxi.

Sau đây là công thức của chlorophyl a và chlorophyl b: - Công thức của chlorophyl a (C55H72O5N4Mg)

- Công thức của chlorophyl b: (C55H70O6N4Mg)

Diệp lục b chỉ khác diệp lục a là nhóm CH3 ở nhân pyron thứ hai được thay bằng nhóm CH=O.

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng vào giảng dạy hóa học phổ thông (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)