Thẩm phán rút kinh nghiệm tiến tới xây dựng các Tập án lệ về hôn nhân và gia đình
Hàng năm TANDTC đều có các Công văn hoặc Báo cáo công tác ngành để tổng kết kinh nghiệm, hƣớng dẫn công tác xét xử cho Tòa án các cấp. Đó là những kinh nghiệm quý, song chƣa đủ bởi Báo cáo tổng kết không chuyển tải đƣợc toàn bộ nhận định và phân tích pháp lý của các phán quyết về từng vấn đề pháp lý của mỗi vụ án và vụ kiện. Báo cáo tổng kết đƣợc soạn thảo với tham vọng hƣớng dẫn việc xét xử trong nhiều lĩnh vực khác nhau hơn là tập trung vào vài điểm pháp lý quan trọng trong một lĩnh vực nhất định. Sau khi đƣợc công bố, các báo cáo đó lại trở nên "khô khan và bất động" và vẫn cần đến sự giải thích từ phía các thẩm phán trong từng vụ án. Có nhiều ví dụ trên thực tế về những hƣớng dẫn chƣa đƣợc rõ nghĩa, gây nhiều tranh luận của một báo cáo tổng kết, để rồi đến các báo cáo tổng kết khác lại phải hƣớng dẫn lại. Khi xây dựng án lệ, tòa án góp phần vào việc hoạch định đƣờng hƣớng phát triển tƣơng lai của nền luật pháp. Do việc giải thích luật đƣợc thực hiện tại từng thời điểm khác nhau, khi các điều kiện kinh tế - xã hội đã biến chuyển nhiều so với lúc ban hành luật, việc áp dụng luật để xét xử một vụ án mới không bị đóng khung trong bối cảnh cũ mà trái lại trở thành hoạt động mang tính sáng tạo. Không công nhận án lệ, công cuộc cải
cách tƣ pháp chắc chắn sẽ khó đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn nhất là trong tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực.
Hiện nay Hội đồng thẩm phán TANDTC đã có tập quyết định giám đốc thẩm để truyền đạt kinh nghiệm trong xét xử cho Tòa án các cấp. Hoạt động này cần tiếp tục duy trì, tiến tới xây dựng Tập hợp án lệ nói chung và Tập án lệ về HN&GĐ nói riêng. Điều này sẽ rất thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh về tài sản của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.