Pháp luật dân sự Pháp

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33)

Đƣợc kiến lập vào năm 1804 bởi Napoléon Bonaparte, BLDS Pháp hay còn gọi là Bộ luật Napoléon đƣợc nhiều học giả xem nhƣ là bản "Hiến pháp dân sự" hoặc đƣợc ví nhƣ "một đài kỷ niệm". Sự so sánh này cho thấy tầm ảnh hƣởng vô cùng to lớn của Bộ luật này đối với pháp luật dân sự thế giới cũng nhƣ tính ổn định, sự trƣờng tồn vƣợt thời gian của nó. Mặc dù đã trải qua hơn hai thế kỷ với nhiều thay đổi, bổ sung, song điều kỳ diệu là Bộ

luật vẫn giữ nguyên đƣợc cấu trúc và không làm thay đổi trật tự các điều luật. Cho đến nay, chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính mẫu mực của các quy định trong dân luật Pháp. BLDS Pháp dành riêng Thiên V quyển thứ 3 để quy định về khế ƣớc hôn nhân và các chế độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân. Nhà lập pháp Pháp đã đƣa ra một hệ thống các chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm chế độ tài sản pháp định và chế độ tài sản ƣớc định. Theo đó, vợ chồng có quyền lựa chọn một chế độ tài sản phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. Tại Điều 1400 BLDS Pháp quy định: "Chế độ tài sản chung được xác lập khi không có khế ước hôn nhân hoặc khi vợ chồng lựa chọn kết

hôn theo chế độ tài sản chung" [34]. Chế độ tài sản chung này bao gồm hai

khối tài sản là khối tài sản có và khối tài sản nợ. Tài sản chung của vợ chồng đƣợc xác định nhƣ sau:

- Tài sản mà vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; - Tài sản mà vợ chồng có đƣợc từ công việc của họ;

- Tài sản là những khoản tiết kiệm có đƣợc do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của vợ, chồng;

- Tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế chung, đƣợc tặng cho chung hoặc đƣợc di tặng chung;

- Tài sản không chứng minh đƣợc là tài sản riêng.

Theo quy định của BLDS Pháp thì có nhiều căn cứ dẫn đến việc chấm dứt tài sản chung này, trong đó có việc tách riêng tài sản giữa vợ và chồng. Điều 1443 BLDS Pháp quy định về việc chia (tách riêng) tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhƣ sau:

Nếu do sự xáo trộn trong công việc làm ăn của vợ hoặc chồng, do vợ hoặc chồng quản lý kém hoặc thiếu đạo đức, mà việc duy trì chế độ tài sản chung gây phương hại đến lợi ích của người kia, thì người có lợi ích bị phương hại có thể yêu cầu Tòa án cho

tách riêng tài sản. Mọi trường hợp tự tách riêng tài sản đều vô hiệu [34].

Nhƣ vậy, nhà làm luật Pháp dự liệu hai trƣờng hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Một là, trƣờng hợp công việc làm ăn của vợ chồng có sự thay đổi. Trƣờng hợp này tƣơng tự nhƣ việc chia tài sản chung để đầu tƣ kinh doanh riêng theo quy định của Luật HN&GĐ hiện hành ở nƣớc ta.

Trường hợp thứ hai là do vợ chồng quản lý kém hoặc thiếu đạo đức, chẳng

hạn nhƣ có hành vi phá tán tài sản chung, hoặc tự mình thực hiện những giao dịch dân sự làm tổn thất khối tài sản chung, ảnh hƣởng đến quyền lợi của gia đình và của bên kia.

Khác với quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam, BLDS Pháp chỉ ghi nhận việc chia này thông qua con đƣờng tƣ pháp là Tòa án. Mọi trƣờng hợp vợ chồng tự tách riêng tài sản đều không có giá trị. Hậu quả của việc chia tài sản chung đó sẽ làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng.

Việc tách riêng tài sản giữa vợ và chồng đƣợc quy định khá đầy đủ, tuân theo những trình tự thủ tục chặt chẽ. Tại Điều 1445 BLDS Pháp quy định nhƣ sau:

Yêu cầu tách riêng tài sản giữa vợ và chồng, bản án cho tách riêng tài sản giữa vợ và chồng phải được công bố theo những điều kiện và chế tài quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, cũng như theo các quy định pháp luật về thương mại, nếu vợ hoặc chồng là thương nhân;

Bản án tuyên bố tách riêng tài sản giữa vợ và chồng có hiệu lực kể từ ngày nộp yêu cầu tách riêng tài sản;

Bản án tuyên bố tách riêng tài sản giữa vợ và chồng được ghi chú bên lề giấy đăng ký kết hôn và bản chính của khế ước hôn nhân [34].

Theo tinh thần của điều luật trên thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đƣợc công bố công khai, và đặc biệt chú trọng đến chủ thể vợ, chồng là thƣơng nhân. Pháp luật Pháp quy định nghĩa vụ phải công bố bản án tách riêng tài sản giữa vợ và chồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm loại bỏ hoặc hạn chế những tranh chấp về tài sản có thể xảy ra. Bởi khi các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng biết đƣợc sự dịch chuyển, thay đổi của các tài sản này, sẽ có sự chuẩn bị tâm lý cũng nhƣ những hành động cần thiết, kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra cũng nâng cao trách nhiệm của mỗi bên vợ chồng, ngăn chặn việc vợ, chồng chia tài sản chung nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Thêm vào đó, bản án tuyên bố tách riêng tài sản này phải đƣợc ghi chú bên lề giấy đăng ký kết hôn. Quy định này cũng tạo ra hành lang pháp lý để chứng minh nguồn gốc tài sản nếu có những tranh chấp giữa vợ chồng hoặc giữa họ với ngƣời thứ ba.

Bên cạnh quy định về những thủ tục hành chính nhƣ công bố công khai và ghi chú bên lề bản án cho tách riêng tài sản giữa vợ và chồng, BLDS Pháp còn ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi tách riêng tài sản chung để bảo đảm đƣợc mục đích của việc chia tài sản cũng nhƣ lợi ích chung của gia đình. Theo đó, vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ đƣợc quy định tại Điều 1448 BLDS Pháp:

Vợ hoặc chồng đã được tách riêng tài sản có trách nhiệm đóng góp các chi phí cho gia đình và cho việc nuôi dạy con theo khả năng của mình và của người kia. Nếu một trong hai vợ chồng không còn tài sản sau khi tách riêng tài sản, thì người kia phải trả hết các chi phí nêu trên [34].

Có thể nói đây là quy định mang đầy đủ tính chất đặc trƣng của quan hệ hôn nhân gia đình, đó là đặt lợi ích của gia đình lên trên hết. Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, thế hệ trẻ cũng luôn đƣợc coi là nguồn lực quan trọng vô

giá, là yếu tố không thể tách rời với tƣơng lai của đất nƣớc. Do đó việc chăm lo, nuôi dƣỡng những mầm non luôn đƣợc gia đình, xã hội và Nhà nƣớc chú trọng, quan tâm. Nhà nƣớc đƣa ra những cơ chế nhằm đảm bảo cho các quyền và lợi ích của con cái đƣợc thực hiện một cách tốt nhất dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Theo đó, sau khi tách riêng tài sản chung, vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp các chi phí để trang trải, duy trì cuộc sống chung của gia đình, cho việc nuôi dạy, chăm sóc các con theo khả năng của mỗi bên, chẳng hạn nhƣ chi phí học hành, ăn ở, chữa bệnh, và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày khác. Hoặc khi tuyên bố tách riêng tài sản, Tòa án có thể quyết định một bên vợ hoặc chồng sẽ nộp khoản đóng góp của mình cho ngƣời kia và ngƣời này sẽ một mình đảm nhận việc thanh toán mọi chi phí sinh hoạt gia đình, đối với các bên thứ ba.

Bộ luật Dân sự Pháp cũng quy định về hậu quả pháp lý của việc tách riêng tài sản này. Khi quyết định của Tòa án có hiệu lực thì chế độ tài sản giữa vợ và chồng sẽ đƣợc chuyển sang chế độ tách riêng tài sản, chế độ tài sản chung sẽ chấm dứt. Vợ chồng cùng đóng góp chi phí cho cuộc sống chung theo các thỏa thuận, khả năng của mình, trong trƣờng hợp một bên vợ hoặc chồng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự.

Không chỉ quy định về trách nhiệm đóng góp đảm bảo đời sống chung trong trƣờng hợp tách riêng tài sản mà quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình trong pháp luật Dân sự Pháp luôn đƣợc chú trọng và đảm bảo thực hiện trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Chẳng hạn nhƣ quy định quyền tự chủ về nghề nghiệp của vợ chồng tại Điều 223 BLDS Pháp: "Mỗi bên vợ chồng có quyền tự do thực hiện nghề nghiệp, thu những món lợi và tiền lương và định đoạt những khoản tiền này sau khi đã đóng góp các chi phí cho đời sống chung" [34].

Qua việc tìm hiểu sơ lƣợc về chia tách tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói chung cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

vợ, chồng sau khi chia tài sản chung nói riêng, có thể nhận thấy pháp luật Pháp đã có những quy định khá tỉ mỉ nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh khi sự kiện chia tài sản chung xảy ra. Theo đó, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên vợ chồng bị ràng buộc trong phạm vi nhất định để đảm bảo sự ổn định đời sống chung, chăm lo, giáo dục con cái, đảm bảo quyền và lợi ích của những ngƣời có liên quan khi tách riêng tài sản chung của vợ chồng. Những quy định của pháp luật dân sự Pháp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi tách riêng tài sản của vợ chồng thể hiện rất nhiều ƣu điểm, là kinh nghiệm, là bài học quý để Việt Nam có thể tiếp thu, học hỏi trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật HN&GĐ điều chỉnh vấn đề chia tài sản chung nói chung cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung nói riêng. Chẳng hạn nhƣ chúng ta có thể tiếp thu quy định vợ chồng phải có nghĩa vụ đóng góp chi phí cho gia đình và chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con cái theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng sau khi chia tài sản chung. Thủ tục công bố công khai việc tách riêng tài sản cũng là quy định bộc lộ nhiều ƣu điểm mà chúng ta cần tham khảo và vận dụng. Quy định lý do chia tài sản chung có thể xuất phát từ việc một trong hai bên có hành vi phá tán tài sản, quản lý tài sản thiếu đạo đức trong pháp luật dân sự Pháp rất phù hợp với pháp luật HN&GĐ Việt Nam và chúng ta nên bổ sung theo hƣớng của quy định này vào "lý do chính đáng khác" khi xét thỏa thuận hoặc yêu cầu về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33)