Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với gia đình sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 63)

đình sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với gia đình mà cụ thể ở đây xét mối quan hệ chủ đạo giữa vợ chồng với tƣ cách là cha mẹ đối với con, đặc biệt là con chƣa thành niên. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con là các lợi ích tinh thần, là tình yêu thƣơng gắn bó giữa cha mẹ và con nhƣ một lẽ tự nhiên trên cơ sở của yếu tố tình cảm, đạo lý và huyết thống. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ về nhân thân của cha mẹ đối với con cái.

Thứ nhất, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thƣơng, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con chƣa thành niên, con đã thành niên nhƣng mất hoặc hạn chế NLHVDS. Khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2000 đã ghi nhận quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ đối với con cái nhƣ sau:

Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con

hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội [37].

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con bình đẳng với nhau. Nuôi dạy con không chỉ là nghĩa vụ của vợ chồng đối với con mà còn là nghĩa vụ

của họ trƣớc Nhà nƣớc và xã hội trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Cha mẹ phải yêu thƣơng con, chăm lo cho sự phát triển của con cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức để con trở thành con ngoan, trò giỏi, là công dân có ích cho xã hội. Đây là quyền cơ bản mà ngƣời con đƣợc hƣởng và phải đƣợc bảo đảm thực hiện. Cha mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân đối với con cái phải bằng hành động. Thông qua các hành vi của mình cha mẹ thể hiện tình yêu thƣơng, sự trông nom, chăm sóc con, giáo dục con. Chạy theo công việc, nhiều bậc cha mẹ đã "bỏ quên" con cái của mình, chỉ nghĩ đơn giản rằng chu cấp tiền bạc là đủ trong khi chúng đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, dễ bị ảnh hƣởng bởi những tác động xấu của môi trƣờng xung quanh và rất cần sự định hƣớng của gia đình. Chính tình yêu thƣơng và công lao to lớn của cha mẹ là nhân tố quan trọng nhen nhóm và nuôi dƣỡng những phẩm chất đạo đức cho con cái: lòng nhân ái, những cảm xúc yêu thƣơng, ý thức nghĩa vụ, đạo lí làm ngƣời... Thực tiễn đời sống xã hội cho phép chúng ta tin tƣởng rằng gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ là trƣờng học đầu tiên giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ cho con ngƣời. Đứa trẻ trong gia đình là con của cha mẹ nhƣng đồng thời cũng là công dân của đất nƣớc. Vì vậy ngoài việc chăm sóc và yêu thƣơng con cái, cha mẹ còn có nghĩa vụ hết sức nặng nề đó là giáo dục con cái mình trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Xuất phát từ mối quan hệ ruột thịt đặc biệt gần gũi cũng nhƣ khả năng nhận thức của con chƣa thành niên, con đã thành niên nhƣng hạn chế hoặc mất NLHVDS, Luật HN&GĐ hiện hành quy định cha mẹ còn là ngƣời đại diện theo pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể này.

Thứ hai, vợ chồng phải chăm lo cho sự phát triển bình thƣờng của gia

đình và các thành viên khác trong gia đình về thể chất, đạo đức, trí tuệ đồng thời giữ gìn sự phát triển bền vững, ấm no, hạnh phúc của gia đình. Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con ngƣời. Nếu nhân cách của con ngƣời bao gồm hai mặt đức và tài, thì gia đình

là nơi nuôi dƣỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Những mối liên hệ của con cái với các thành viên của gia đình, nhất là cha mẹ đã quyết định cách thức ứng xử đặc biệt là tình cảm của chúng sau này với chính những ngƣời thân trong gia đình và ngoài xã hội. Do đó, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dƣỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.

Về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với gia đình không thay đổi sau khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ về nhân thân này có thể bị ảnh hƣởng, không đƣợc đảm bảo bởi sau khi chia tài sản chung vợ chồng có thể vẫn ở chung hoặc mỗi bên lại ở riêng một nơi. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cha mẹ có nghĩa vụ cùng nhau chăm sóc, nuôi dƣỡng các con. Nếu nhƣ sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng vẫn ở chung với các con thì việc cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái đƣợc thực hiện một cách thuận lợi hơn và hầu nhƣ không có sự xáo trộn hay ảnh hƣởng nhiều so với trƣớc khi sự kiện chia tài sản chung xảy ra. Nhƣng trong trƣờng hợp vợ chồng lại ở riêng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì vấn đề thực hiện quyền nhân thân, cụ thể là chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con sẽ gặp nhiều khó khăn và không đƣợc thực hiện đầy đủ. Bởi cha mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân thông qua những hành vi, cách xử sự hàng ngày. Tuy nhiên do chỉ một bên vợ hoặc chồng sống chung với các con nên quyền đƣợc quan tâm, chăm sóc, chỉ bảo của ngƣời con sẽ bị hạn chế thậm chí làm xáo trộn nếp sống sinh hoạt của con, ảnh hƣởng xấu đến quá trình phát triển nhân cách của ngƣời con.

Một vấn đề đặt ra là nếu sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà vợ, chồng ở riêng thì con chƣa thành niên sẽ ở với ai? Con chƣa thành niên có thể ở với bố hoặc mẹ theo sự thỏa thuận của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu các bên không thỏa thuận đƣợc mà có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án có giải quyết hay không? Theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành thì Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con

chỉ đặt ra khi vợ chồng ly hôn. Nhƣng ở đây, hôn nhân vẫn tồn tại nên quyền nuôi con của vợ, chồng là nhƣ nhau. Vậy liệu Tòa án có quyền ra một bản án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi không khi mà hôn nhân vẫn tồn tại. Và nếu Tòa án ra quyết định nhƣ vậy có dẫn đến cách hiểu đây là trƣờng hợp ly thân không? Giải pháp giao con ở với mỗi bên bố hoặc mẹ một thời gian là không khả thi vì không đảm bảo đƣợc sự ổn định của đứa trẻ. Đây là một vấn đề cần đƣợc pháp luật xem xét và có quy phạm điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 63)