Một vài nét về áp dụng pháp luật giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77)

VỢ CHỒNG SAU KHI CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

3.1.1. Một vài nét về áp dụng pháp luật giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chung trong thời kỳ hôn nhân

Giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại Tòa án

Trong những năm gần đây, các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở nƣớc ta diễn ra rất phức tạp. Bởi trong quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của các bên vợ chồng nên dễ phát sinh tranh chấp. Thực tiễn giải quyết các trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng nói chung và chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng gặp phải không ít khó khăn.

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) về vấn đề thụ lý và giải quyết các vụ việc HN&GĐ năm 2007 thì, số vụ, việc HN&GĐ đã giải quyết ở cấp sơ thẩm là 70.144 vụ /82.133 vụ việc phải giải quyết, đạt tỷ lệ 85,4%. Trong đó, số vụ án tranh chấp về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã giải quyết là 371 vụ /502 vụ việc phải giải quyết. Cũng trong năm 2007, số vụ việc HN&GĐ đã giải quyết ở cấp phúc thẩm là 2885 vụ /3224 vụ phải giải quyết, đạt tỷ lệ 89,5%; trong đó số vụ án tranh chấp về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã giải quyết là 156 vụ /177 vụ phải giải quyết bao gồm đình chỉ 11 vụ, xét xử hoặc giải quyết 145 vụ.

Trong năm 2008, các tòa án nhân dân (TAND) trên cả nƣớc đã giải quyết theo trình tự sơ thẩm đƣợc 76.829 vụ /89.934 vụ đã thụ lý, đạt tỷ lệ 85,

42%. Trong đó số vụ, việc về tranh chấp về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là 530 vụ và đã giải quyết đƣợc 346 vụ.

Số liệu các vụ, việc về tranh chấp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đƣợc thống kê ở trên là sự tổng hợp của các tranh chấp về chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại và các tranh chấp về chia tài sản chung khác mà tài sản này đƣợc hình thành trong thời kỳ hôn nhân, mà chủ yếu là chia tài sản chung khi ly hôn. Trên thực tế, việc vợ, chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không nhiều mà đƣợc thực hiện phổ biến tại các cơ quan có thẩm quyền công chứng cụ thể là phòng và văn phòng công chứng bởi nếu yêu cầu Tòa án chia thƣờng tốn kém và mất nhiều thời gian hơn.

Mặc dù số vụ, việc về tranh chấp chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại đƣợc giải quyết tại Tòa án không nhiều, song có án phải trải qua nhiều cấp xét xử, nhất là án liên quan đến đất đai. Điển hình là bản án sơ thẩm số 05 ngày 25 tháng 2 năm 2008 của TAND thành phố Hải Dƣơng về tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân giữa bà Xuyên và ông Nhĩ. Vụ án có nội dung tóm tắt nhƣ sau: bà Xuyên và ông Nhĩ chung sống nhƣ vợ chồng từ năm 1957 và có tài sản chung là 587,6m2

đất ở đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã cho các con 435,1m2

để làm nhà và không yêu cầu giải quyết, còn lại 152,5m2. Do vợ chồng sống ly thân, kinh tế riêng từ năm 1990, vì tuổi cao và các con đã trƣởng thành nên hai bên đều không có yêu cầu ly hôn. Bà Xuyên đề nghị chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân đối với 152,5m2 đất ở còn lại này. Theo bà Xuyên thì phần diện tích này trƣớc đây là đất ao, bà đã bỏ tiền ra thuê san lấp hết 10.000.000đ. Để có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà phải vay để nộp tiền thuế trƣớc bạ là 25.340.000đ. Vì vậy bà đề nghị đƣợc xem xét công sức của bà trong việc tạo dựng tài sản để đƣợc chia nhiều hơn ông Nhĩ và ông Nhĩ phải trả bà một nửa tiền thuế trƣớc bạ là 12.670.000đ để bà trả nợ. Ông Nhĩ xác nhận tài sản chung của vợ chồng chỉ có 587,6 m2

nhà, còn lại 152,5m2

là ao. Vợ chồng đã sống ly thân và bà Xuyên đã thuê san lấp bằng tiền của bà Xuyên. Đồng ý tiền nộp thuế trƣớc bạ là nợ chung vợ chồng nhƣng không nhất trí chịu 1/2 số tiền trên và không nhất trí chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Tại bản án sơ thẩm, TAND thành phố Hải Dƣơng đã quyết định áp dụng Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000, khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005, khoản 2 Điều 131 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 trên cơ sở có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo dựng tài sản chung đã chia cho ông Nhĩ đƣợc sở hữu 67,5m2

đất trị giá 202.500.000đ và bà Xuyên đƣợc sở hữu 85m2

đất trị giá 255.000.000đ. Tòa án cũng xác nhận số nợ 25.340.000đ là nợ chung vợ chồng và ông Nhĩ có nghĩa vụ trả bà Xuyên 12.670.000đ để bà Xuyên trả nợ. Về án phí, mỗi bên chịu án phí tƣơng ứng với số tài sản đƣợc chia.

Ngày 05 tháng 3 năm 2008, ông Nhĩ đã kháng cáo với nội dung không nhất trí chia tài sản chung vì chƣa ly hôn, không nhất trí chịu 1/2 số nợ mà bà Xuyên vay để nộp thuế trƣớc bạ và không nhất trí chịu án phí chia tài sản. Ngày 21 tháng 4 năm 2008, TAND thành phố Hải Dƣơng đã mở phiên tòa phúc thẩm theo đó không chấp nhận phần kháng cáo của ông Nhĩ với nội dung không nhất trí chia vì chƣa ly hôn và không nhất trí chịu án phí chia tài sản. Lý do đƣợc đƣa ra là bà Xuyên và ông Nhĩ sống nhƣ vợ chồng từ năm 1957, tuy đã phát sinh mâu thuẫn và vợ chồng đã sống ly thân, kinh tế riêng từ năm 1990 nhƣng vì tuổi cao, các con đã trƣởng thành nên đều không có yêu cầu ly hôn. Bà Xuyên đề nghị chia tài sản chung nhƣng ông Nhĩ không nhất trí, đã phát sinh tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử theo trình là đúng quy định tại Điều 29 Luật HN&GĐ. Thứ hai, án phí dân sự mà ông Nhĩ và bà Xuyên phải nộp tƣơng ứng với số tài sản đƣợc chia là đúng theo quy định của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP/CP ngày 12/06/1997 về án phí, lệ phí Tòa án.

Phần kháng cáo về việc phải chịu 1/2 khoản tiền thuế trƣớc bạ đã đƣợc chấp nhận là bởi số nợ 25.340.000đ là thuế trƣớc bạ để cấp cho toàn bộ

diện tích 587,6m2 đất ở, trong khi đó tài sản đƣợc yêu cầu chia chỉ là 152,5m2 nên việc ông Nhĩ phải chịu 1/2 số nợ mà bà Xuyên vay để nộp thuế trƣớc bạ là không chính xác. Trên cơ sở đó, Tòa án đã sửa bản án sơ thẩm liên quan đến số tiền ông Nhĩ phải trả sẽ tƣơng ứng với số tài sản đƣợc chia là 2.911.000đ chứ không phải là 12.670.000đ nhƣ trong bản án sơ thẩm. Ngoài ra tại phiên tòa sơ thẩm, những ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan đã không đƣợc đƣa vào tham gia tố tụng cũng là một thiếu sót dẫn đến việc xét xử còn thiếu sót cần phải rút kinh nghiệm. Qua vụ án này có thể thấy Tòa án đã áp dụng quy định tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 20 tháng 1 năm 1988 để xét

yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của bà Xuyên là chính đáng.

Nguyên nhân dẫn tới những tranh chấp về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và những tranh chấp này có thể bị kéo dài có cả mặt khách quan và chủ quan. Về mặt khách quan, thứ nhất, pháp luật HN&GĐ chƣa có những quy định cụ thể điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân dẫn đến việc áp dụng còn tùy tiện. Thứ hai, xuất phát từ công tác điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ thuộc về đƣơng sự, Tòa án chỉ tiến hành điều tra xác minh khi cần thiết. Tuy nhiên, khi giải quyết các vụ án cụ thể, Tòa án thƣờng phải tự điều tra, thu thập chứng cứ để xây dựng hồ sơ vụ án. Bản thân các đƣơng sự trong nhiều trƣờng hợp, vì nhiều lý do khác nhau không tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án điều tra mà còn có những hành vi gây cản trở làm cho việc giải quyết vụ án càng khó khăn, phức tạp hơn.

Ngoài những khó khăn, vƣớng mắc mang tính khách quan nói trên, thực tiễn giải quyết tranh chấp còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan mà cụ thể là công tác xét xử của Tòa án còn rất nhiều thiếu sót, hạn chế:

- Thiếu sót trong việc điều tra, thu thập chứng cứ của vụ án chƣa đầy đủ, chƣa chính xác. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nên nhiều vụ án, công tác điều tra, thu thập chứng cứ không đảm bảo.

- Sai sót về thủ tục tố tụng, đặc biệt là không triệu tập ngƣời có quyền lợi liên quan. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều vụ án về tranh chấp tài sản có nhiều ngƣời có quyền lợi liên quan nhƣng không ai đƣợc triệu tập đến Tòa, thậm chí họ không hề biết về vụ việc đó.

Từ đó dẫn tới việc còn nhiều án bị sửa đổi hoặc phải hủy để xét xử lại, làm giảm lòng tin của ngƣời dân vào những ngƣời cầm cân nảy mực nói riêng, hệ thống pháp luật nói chung cũng nhƣ gây tốn kém thời gian, tiền của của các đƣơng sự và Nhà nƣớc.

Những khó khăn này đang trực tiếp ảnh hƣởng đến sự công minh của bản án, quyết định của Tòa án. Vì vậy, cùng với việc bổ sung những quy định mới, hƣớng dẫn cụ thể một số quy định chƣa rõ ràng, Tòa án cần nỗ lực hơn nữa đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác để giải quyết tốt các vụ án, mang lại sự công bằng, niềm tin và uy tín cho các đƣơng sự.

Công nhận thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại

cơ quan công chứng

Hiện nay, đa số các trƣờng hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đều đƣợc vợ chồng thỏa thuận và xin xác nhận công chứng tại cơ quan công chứng. Điều này xuất phát từ ƣu điểm chi phí thấp và đƣợc giải quyết nhanh chóng bởi thủ tục ngắn gọn và có nhiều văn phòng công chứng có thẩm quyền công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng nên rất thuận tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy trong các văn bản thỏa thuận này đều không có điều khoản nào quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung đối với đời sống chung mà chỉ cam kết một cách chung chung là việc chia không nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản với ngƣời thứ ba. Trong nhiều văn bản thỏa thuận, lý do chia tài sản cũng không đƣợc ghi nhận. Chẳng hạn nhƣ văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ chồng ông Khang và bà Yến đƣợc công chứng tại văn phòng công chứng Miền Bắc ngày

05/03/2011 theo số công chứng 05/2011/CCMB/VBTT, quyển số 01TP/CC- SCC/TSVC. Trong văn bản chỉ nêu tài sản chung đƣợc chia bao gồm quyền sử dụng đất của ba thửa đất, trong đó có một nhà ba tầng đang đƣợc thế chấp tại Ngân hàng. Tài sản này đều đƣợc chia cho bà Yến. Bà Yến đƣợc toàn quyền sở hữu đối với ba tài sản này; có trách nhiệm trả toàn bộ nợ gốc, lãi, phí cho Ngân hàng và thực hiện thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm và có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản, thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật để trở thành chủ sở hữu duy nhất đối với khối tài sản mà bà đƣợc hƣởng.

Vì số lƣợng cơ quan có thẩm quyền công chứng rất nhiều với quy mô khác nhau nên số lƣợng văn bản các thỏa thuận chia tài sản chung đƣợc công chứng ở mỗi văn phòng có sự khác nhau.

Theo số liệu thống kê của Văn phòng công chứng Đào và đồng nghiệp thì tổng số các vụ việc liên quan đến vấn đề tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trong năm 2010 là 46 vụ trong đó có 15 vụ thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; 1 vụ hủy bỏ thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; 29 vụ cam kết tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng; 1 vụ thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng. Trong năm 2011, tổng số vụ liên quan đến vấn đề tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là 57 vụ, tăng 11 vụ so với năm 2010, trong đó có 21 vụ về thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tăng 6 vụ so với năm 2010; 2 vụ hủy thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; 32 vụ cam kết tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng; 1 vụ thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng; 1 vụ hủy bỏ thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Theo số liệu thống kê của Văn phòng công chứng Hồng Hà thì trong năm 2010 số vụ việc thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là 16 vụ, 1 vụ hủy bỏ thỏa thuận phân chia tài sản chung của

vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, 10 vụ cam kết tài sản riêng, 3 vụ thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Trong năm 2011 số vụ việc thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là 27 vụ, 25 vụ cam kết tài sản riêng và 8 vụ thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Cũng về vấn đề này, theo số liệu thống kê của Văn phòng công chứng Thành Đô thì năm 2010 số vụ việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là 6 vụ và trong năm 2011 là 10 vụ.

Qua số liệu thống kê trên có thể thấy, số lƣợng các vụ, việc thỏa thuận về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có chiều hƣớng tăng. Điều này cũng thể hiện nhu cầu có tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng ngày càng tăng.

Ngoài ra, việc vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung còn đƣợc thể hiện dƣới những hình thức khác nhau, không nhất thiết là văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ vào ngày 15 tháng 9 năm 2000 vợ chồng ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình có đơn yêu cầu chứng nhận tài sản 20 tỉ đồng là tài sản riêng của bà Bình. Tại văn bản số 01/CNTSR của Phòng công chứng Nhà nƣớc số 1 tỉnh Cà Mau đã chứng nhận với nội dung 20 tỉ đồng là tài sản đƣợc tách ra từ tài sản chung thành tài sản riêng của vợ là bà Chu Thị Bình. Nhƣ vậy, về thực chất vụ việc này là chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhƣng lại không đƣợc lập dƣới hình thức văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)