Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng trong quan hệ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 74)

bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng

Vợ chồng bị thiệt hại

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tài sản đƣợc xác định là tài sản chung của vợ chồng mà bị thiệt hại thì tất cả tài sản hoặc giá trị tài sản đƣợc bồi thƣờng sẽ là tài sản chung của vợ chồng.

Tài sản bị thiệt hại là tài sản riêng của một bên vợ, chồng sau khi vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì mọi thiệt hại trực tiếp và gián tiếp đƣợc bồi thƣờng luôn đƣợc xác định là tài sản riêng của một bên vợ, chồng.

Nếu vợ hoặc chồng bị xâm phạm về sức khỏe thì khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đƣợc bồi thƣờng về nguyên tắc sẽ đƣợc xác định là tài sản chung của vợ chồng căn cứ vào Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này, "vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung, khoản bồi thường này được coi là tài sản riêng của bên vợ hoặc chồng bị thiệt hại về sức khỏe" [31, tr. 157].

Vợ chồng là người gây thiệt hại

Vợ chồng cùng gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thƣờng là trách nhiệm chung. Vợ chồng phải bồi thƣờng bằng tài sản chung hợp nhất. Nếu tài sản chung của vợ chồng không còn (trong trƣờng hợp chia toàn bộ tài sản chung)

hoặc không đủ để bồi thƣờng thì vợ chồng có trách nhiệm bồi thƣờng bằng tài sản riêng của mình. Nếu tài sản chung không còn và một bên không có tài sản riêng thì bên kia có tài sản riêng sẽ phải bồi thƣờng toàn bộ và trong trƣờng hợp này không phát sinh nghĩa vụ hoàn lại. Trong trƣờng hợp này, tài sản riêng của một bên bị hạn chế theo khoản 4 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000:

"Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu

của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng" [37].

Nếu vợ hoặc chồng là ngƣời gây thiệt hại thì sẽ phải dùng tài sản riêng của họ để bồi thƣờng thiệt hại. Nếu tài sản riêng không đủ để bồi thƣờng thiệt hại thì phải dùng phần tài sản riêng của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng để bồi thƣờng.

Qua việc phân tích trên đây có thể thấy nghĩa vụ thông báo công khai bằng những hình thức khác nhau về việc chia tài sản chung trƣớc khi tham gia giao dịch với ngƣời thứ ba tỏ ra rất hữu ích vì một mặt nó đảm bảo đƣợc quyền lợi của những ngƣời tham gia giao dịch hoặc có liên quan đến giao dịch với vợ, chồng, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm của vợ chồng, làm cho họ thận trọng hơn khi đƣa ra quyết định chia tài sản chung.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không đƣơng nhiên làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trƣớc pháp luật. Do đó giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, đối với con cái, gia đình cũng nhƣ đối với ngƣời thứ ba có quan hệ tài sản với vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung thì quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa vợ chồng với con cái không thay đổi nhƣng bị ảnh hƣởng, chi phối đặc biệt là trong trƣờng hợp vợ chồng ở riêng. Do quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng có sự thay đổi rõ rệt nên quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sau khi chia tài sản chung cũng có sự thay đổi theo để đảm bảo việc duy trì đời sống chung của gia đình. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản

chung có thể còn hoặc có thể không còn. Do đó, pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm đóng góp của vợ chồng để đảm bảo cho việc chăm lo, nuôi dƣỡng, giáo dục con cái cũng nhƣ chi phí để bảo đảm cho nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình. Mặt khác, trên thực tế sau khi chia tài sản chung, vợ chồng có thể vẫn sống chung hoặc ở riêng. Trong trƣờng hợp vợ chồng sống chung thì việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ sẽ thuận lợi hơn. Nếu vợ chồng ở riêng sẽ phát sinh một số nghĩa vụ khác nhƣ nghĩa vụ cấp dƣỡng cho một bên vợ hoặc chồng lâm vào tình trạng túng thiếu, nghĩa vụ cấp dƣỡng cho con trong trƣờng hợp ngƣời không sống cùng con trốn tránh trách nhiệm nuôi dƣỡng. Pháp luật cần có những quy định cụ thể để vừa đảm bảo đƣợc mục đích của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vừa đảm bảo đƣợc lợi ích chung của gia đình cũng nhƣ quyền lợi của ngƣời thứ ba có quan hệ tài sản với vợ chồng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 74)