Hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và gia đình nói riêng, đặc biệt lợi ích trƣớc tiên là lợi ích của gia đình và các con, cũng nhƣ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba
nói chung, mà còn tạo hành lang pháp lý cần thiết cho tòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh cũng nhƣ tạo cơ sở cho vợ chồng chủ động tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng cũng nhƣ nhằm đáp ứng các nhu cầu chính đáng khác. Trên tinh thần đó, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phải đảm bảo đƣợc sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng ở nƣớc ta hiện nay, phát huy đƣợc tính tích cực của quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .
Thứ hai, phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp
luật. Quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không chỉ đƣợc điều chỉnh bằng luật HN&GĐ mà cần có những quy định tƣơng ứng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác trong từng lĩnh vực, chẳng hạn nhƣ vợ chồng chia tài sản chung để đầu tƣ kinh doanh sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản... Pháp luật hiện hành chủ yếu điều chỉnh các hoạt động sản xuất, đầu tƣ kinh doanh của các doanh nghiệp, hầu nhƣ không có quy phạm nào quy định về mối liên quan giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và gia đình của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, phải đảm bảo tính khả thi của các quy phạm pháp luật trên thực tế.