Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 94)

chỉnh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Tham khảo quy định trong pháp luật của một số nƣớc, chúng ta nhận thấy vấn đề quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung đƣợc

quy định rất chặt chẽ và bảo đảm thực hiện. Vợ chồng có thể thỏa thuận về tài sản trƣớc khi kết hôn, có thể phân chia tài sản chung và bất cứ tài sản nào mà vợ hoặc chồng có đƣợc sau khi chia tài sản chung sẽ là tài sản riêng của ngƣời đó. Trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình sau khi chia (tách) tài sản chung đƣợc quy định rất rõ ràng, chẳng hạn nhƣ theo pháp luật Pháp có quy định tại Điều 1448 thì vợ hoặc chồng có trách nhiệm đóng góp các chi phí cho gia đình, nuôi dạy con theo khả năng của mỗi bên, nếu một trong hai vợ chồng không còn tài sản sau khi tách riêng tài sản, thì ngƣời kia phải trả hết các chi phí; hoặc Tòa án sẽ quyết định một bên vợ hoặc chồng sẽ nộp một khoản cho bên còn lại và bên còn lại sẽ một mình chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí trang trải cho gia đình. Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm của vợ, chồng, pháp luật dân sự Pháp còn đƣa ra chế tài bảo đảm thực hiện, cụ thể là nếu một bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Quy định về trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Thái Lan có sự khác biệt so với quy định tƣơng ứng về vấn đề này trong pháp luật Pháp nhƣng cũng thể hiện nhiều ƣu điểm nổi bật và tỏ ra khá hợp lý, công bằng. Theo đó, pháp luật Thái Lan đã đƣa ra giải pháp buộc cả hai vợ chồng phải chịu trách nhiệm thanh toán những chi tiêu của gia đình theo tỉ lệ tƣơng ứng với số tài sản riêng của mỗi ngƣời.

Trên cơ sở phân tích những vƣớng mắc về việc xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung và một số tồn tại phát sinh xung quanh vấn đề này, và có tham khảo quy định của Pháp và Thái Lan, chúng tôi xin đƣợc đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị cụ thể để khắc phục những vƣớng mắc, góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nói riêng và những vấn đề phát sinh liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói chung.

Thứ nhất, pháp luật HN&GĐ cần có những quy định cụ thể xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

- Cần quy định thống nhất để có căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Hệ thống văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình hiện nay đã phần nào phân định đƣợc tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng và trách nhiệm của vợ chồng đối với tài sản. Tuy nhiên khi vợ chồng đã trở thành những chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vợ, chồng còn bị chi phối bởi hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, sau khi chia tài sản chung thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm về tài sản của vợ chồng đặc biệt là trong trƣờng hợp để đầu tƣ kinh doanh càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Một là, Luật HN&GĐ cần quy định rõ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng. Theo quan điểm của chúng tôi, không nên coi tất cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung mà chỉ những hoa lợi, lợi tức phát sinh trên tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức đó có đƣợc do sự đóng góp công sức của cả vợ chồng mới đƣợc coi là tài sản chung của vợ chồng, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Hai là, sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP theo hƣớng thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng nếu những thu nhập đó có đƣợc từ và liên quan đến phần tài sản đƣợc chia, ngƣợc lại, những thu nhập mà không gắn với phần tài sản đã đƣợc chia sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng. Thêm vào đó, cần quy định rõ những tài sản mà vợ chồng có đƣợc sau khi chia tài sản chung do đƣợc tặng cho chung, thừa kế chung là tài sản chung của vợ chồng.

Việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng có quan hệ mật thiết với việc xác định đƣợc chính xác quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Chẳng hạn liên quan đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng khi vợ chồng bị thiệt hại về tài sản sau khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nếu tài sản bị thiệt hại là tài sản chung thì toàn bộ thiệt hại bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp hoặc giá trị tài sản đƣợc bồi thƣờng đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Ngƣợc lại, nếu tài sản bị thiệt hại là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì về nguyên tắc, khoản bồi thƣờng là tài sản riêng của bên vợ hoặc chồng có tài sản bị thiệt hại.

- Cần quy định về trách nhiệm của vợ, chồng đối với đời sống chung của gia đình sau khi chia tài sản chung. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, theo Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì tài sản đƣợc chia , hoa lơ ̣i, lơ ̣i tƣ́c phát sinh trên tài sản này cũng nhƣ toàn bộ thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên nếu không có thỏa thuận khác. Do đó, đặc biệt là trong trƣờng hợp vợ chồng yêu cầu chia toàn bộ mà sau đó không phát sinh tài sản chung nào khác thì đời sống chung của gia đình khó có thể đƣợc đảm bảo. Luật HN&GĐ cần có quy định cụ thể về vấn đề này, cụ thể là: Vợ chồng thỏa thuận về mức đóng góp các chi phí bảo đảm cho đời sống chung của gia đình. Nếu vợ chồng không thoả thuận được, thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Toà án quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng

kinh tế của mỗi bên.

- Hiện nay, trƣờng hợp sau khi chia tài sản chung, vợ chồng ở riêng diễn ra khá phổ biến. Pháp luật cần có những quy phạm điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên, của gia đình và của ngƣời thứ ba có liên quan. Thứ nhất, quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ và chồng khi một bên gặp khó khăn, lâm vào tình trạng túng thiếu do lý do khách quan, tài sản chung của vợ chồng không còn hoặc

có nhƣng không đủ để bảo đảm cuộc sống bình thƣờng và bên kia có điều kiện kinh tế, có tài sản riêng. Thứ hai, quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng cho con chƣa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Bởi khi vợ chồng sống riêng, ngƣời con đã phải chịu thiệt thòi khi chỉ đƣợc sống cùng cha hoặc mẹ nên nghĩa vụ nuôi dƣỡng phải đƣợc đảm bảo.

- Quy định nghĩa vụ niêm yết hoặc công bố công khai việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại nơi vợ chồng cƣ trú hoă ̣c đăng trên các tờ báo liên quan đến viê ̣c kinh doanh , thƣơng ma ̣i trong trƣờng hơ ̣p chia để đầu tƣ kinh doanh riêng . để trên cơ sở này, những ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan có thể phát hiện và can thiệp kịp thời nếu có hành vi trốn tránh trách nhiệm tài sản của vợ, chồng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời cũng nâng cao ý thức trách nhiệm của vợ chồng.

Thứ hai, cần quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn

nhân một cách thống nhất, chặt chẽ vì nó ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền, nghĩa vụ của vợ chồng cũng nhƣ các bên có liên quan sau khi vợ chồng tiến hành chia tài sản chung.

- Về phƣơng thức chia: Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tài sản chung của vợ chồng có thể đƣợc chia toàn bộ hoặc chia một phần tùy theo sự thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của các bên khi có lý do chính đáng nhƣ để đầu tƣ kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác mà không hề có điều luật nào ghi nhận phƣơng thức chia tài sản. Thiết nghĩ việc áp dụng nguyên tắc chia đôi, có xem xét đến công sức đóng góp nhƣ trƣờng hợp chia tài sản chung khi ly hôn là rất hợp lý. Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung đƣợc chia. Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn quy định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ hiện hành. Quy định này vừa cụ thể hóa nguyên tắc vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang

nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất vừa tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp liên quan đến việc chia tài sản chung, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

- Về hình thức chia: Theo quy định của Luật HN&GĐ hiện hành và hƣớng dẫn tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì vợ chồng có thể tự thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải có ngƣời làm chứng hoặc đƣợc công chứng. Quy định mở nhƣ thế này sẽ tạo ra kẽ hở dễ dẫn đến việc vợ chồng lợi dụng để chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản với những ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan. Chính vì vậy, pháp luật cần phải quy định theo hƣớng buộc mọi văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng đều phải đƣợc công chứng của cơ quan có thẩm quyền và đƣợc niêm yết công khai. Pháp luật một số nƣớc quy định khá chặt chẽ về vấn đề này, chẳng hạn nhƣ pháp luật Pháp quy định việc tách riêng tài sản đều phải đƣợc Tòa án quyết định và phải đƣợc công bố theo những điều kiện do luật tố tụng dân sự quy định hoặc pháp luật thƣơng mại quy định nếu vợ hoặc chồng là thƣơng nhân và "mọi trường hợp tự tách riêng tài sản đều vô hiệu" [34, Điều 1441].

- Về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Vấn đề này ảnh hƣởng rất lớn đến việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung, từ đó liên quan đến việc xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của vợ chồng nên nhà làm luật cần phải có quy định thống nhất về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung theo hƣớng: nếu vợ chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì thời điểm có hiệu lực tính từ ngày quyết định chia tài sản chung của Tòa án có hiệu lực; trƣờng hợp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung và lập thành văn bản thì văn bản này buộc phải đƣợc công chứng của cơ quan có thẩm quyền và có hiệu lực kể từ ngày văn bản đƣợc công chứng.

- Cần quy định hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị tuyên bố là vô hiệu: khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 và

Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định cụ thể các trƣờng hợp chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ bị coi là vô hiệu nhƣng lại chƣa có quy phạm điều chỉnh hậu quả của việc chia tài sản chung bị vô hiệu này. Thực tế cho thấy, khi phát hiện ra việc vợ, chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân với mục đích lẩn tránh nghĩa vụ thì tài sản có thể đã bị hợp thức hóa, đƣợc trao đổi, định đoạt qua nhiều ngƣời, dẫn tới các tranh chấp về tài sản và việc xác định trách nhiệm của vợ, chồng rất phức tạp. Do đó, thiết nghĩ cần phải có cơ chế, biện pháp để ngăn chặn hiện tƣợng này nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của những ngƣời có liên quan, chẳng hạn nhƣ tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản và áp dụng những biện pháp cần thiết khác để tránh việc tẩu tán tài sản ngay khi thấy có dấu hiệu của việc chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản.

- Cần ghi nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân của ngƣời thứ ba: Luật HN&GĐ hiện hành quy định chỉ có vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn có nhiều quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng quy định nhƣ vậy là phù hợp vì quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Và quan điểm này cũng cho rằng quy định tại Điều 225 BLDS năm 2005 là yêu cầu chia tài sản chung theo phần do đó ngoài các chủ sở hữu chung theo phần có quyền yêu cầu chia thì ngƣời có quyền lợi liên quan cũng có quyền yêu cầu chia phần tài sản của ngƣời có nghĩa vụ đối với mình trong khối tài sản chung theo phần. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất nên quyền yêu cầu chia tài sản chung của ngƣời thứ ba mà vợ, chồng có nghĩa vụ không đƣợc thừa nhận.

Quan điểm thứ hai cho rằng, về nguyên tắc quy định nhƣ vậy là phù hợp, nhƣng sẽ không đảm bảo đƣợc quyền lợi của ngƣời thứ ba có quyền

trong một số trƣờng hợp. Vì về nguyên tắc, nghĩa vụ tài sản riêng của ngƣời nào sẽ đƣợc thực hiện bằng tài sản riêng của ngƣời đó mà không đƣợc đảm bảo bằng tài sản chung.

Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ

thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào? [14].

Theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai. Ngoài lý do trên, còn xuất phát trên cơ sở khoản 2 Điều 224 BLDS năm 2005. Quy định tại Điều 224 là quy định về chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung chứ không phải chỉ là chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)