tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Gia đình Việt Nam đang trong bƣớc chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại trên nhiều phƣơng diện và với những xu hƣớng khác nhau. Với vai trò là tế bào của xã hội và là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thì chức năng kinh tế của gia đình và cụ thể hơn là vấn đề tài sản của vợ chồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để đảm bảo đời sống chung của gia đình, đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của vợ chồng thì trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ chồng không chỉ bó hẹp trong quan hệ gia đình, mà cần thiết phải có
sự trao đổi, giao dịch với rất nhiều ngƣời khác trong xã hội. Vợ và chồng có tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ, chồng có tài sản thuộc sở hữu riêng. Việc phân định hai hình thức sở hữu tài sản trong thời kỳ hôn nhân tất yếu cũng làm phát sinh các nghĩa vụ tài sản đƣợc đảm bảo thực hiện bằng tài sản chung hoặc bằng tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một giải pháp nhằm tăng khối tài sản riêng của vợ chồng để tạo điều kiện cho mỗi bên thực hiện việc kinh doanh riêng hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, hoặc để đảm bảo thực hiện nhu cầu chính đáng khác của mỗi bên. Do đó, sau khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, thì một trong những hậu quả về tài sản biểu hiện rõ rệt nhất chính là làm thay đổi các khối tài sản của vợ chồng. Mặt khác, khi vợ, chồng tham gia vào các giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh hay thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng sẽ phát sinh nhiều mối quan hệ mới với các chủ thể khác nhau nên quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng cũng theo đó mà biến đổi theo. Việc xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích chung của gia đình và lợi ích của mỗi bên.
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể đƣợc chia chia một phần hoặc toàn bộ. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hai trƣờng hợp chia này cũng có những điểm khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích cụ thể quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản trong hai trƣờng hợp này có ý nghĩa rất quan trọng.
Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng sau khi chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể chỉ chia một phần tài sản chung theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Chia một phần tài sản chung có nghĩa là chỉ có một lƣợng nhỏ tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia, vì vậy sẽ có phần tài sản chung đƣợc chia và phần tài sản chung còn lại không chia. Ví dụ: Hai vợ chồng có một căn nhà và mƣời tỉ đồng là tài
sản chung nhƣng chỉ thỏa thuận chia mỗi ngƣời đƣợc sở hữu riêng 200 triệu đồng. Nhƣ vậy, giá trị của tài sản đƣợc chia so với tổng giá trị khối tài chung là không đáng kể. Chia một phần tài sản chung thƣờng đƣợc vợ chồng sử dụng nhiều hơn, vì giải pháp này phù hợp với thực tiễn đời sống chung của vợ chồng, vừa bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ hoặc chồng đồng thời vẫn đảm bảo đƣợc lợi ích chung của gia đình.
Theo quy định tại Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tài sản chia cho bên nào sẽ thuộc sở hữu riêng của ngƣời đó. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã đƣợc chia thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác. Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung nhƣ sau:
"Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ,
chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác" [5].
Trên cơ sở những quy định trên và với căn cứ xác định tài sản riêng tại khoản 1 Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 thì sau khi chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, khối tài sản riêng của vợ, chồng sẽ đƣợc xác định nhƣ sau:
- Tài sản vợ, chồng có trƣớc khi kết hôn;
- Tài sản mà vợ, chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản là đồ dùng, tƣ trang cá nhân;
- Tài sản vợ, chồng đƣợc chia từ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản đƣợc chia này;
- Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác.
Đối với khối tài sản riêng này, dù tài sản riêng của vợ chồng đƣợc xác định trƣớc khi có sự kiện chia tài sản chung theo Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 hay là tài sản riêng có đƣợc sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì với tƣ cách là chủ sở hữu tài sản, vợ, chồng có toàn quyền sở chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của mình một cách độc lập không phụ thuộc vào ý chí của bên kia. Theo khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: "Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của
mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này" [37]. Khoản 5 Điều 33
Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng
đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng"[37].
Quyền định đoạt tài sản riêng trƣớc khi có sự kiện chia tài sản chung xảy ra bị hạn chế theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 là hợp lý nhằm đảm bảo cho lợi ích chung, nhu cầu thiết yếu của gia đình. Tuy nhiên, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân làm thay đổi các khối tài sản kéo theo sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Vậy trong trƣờng hợp tài sản riêng là tài sản đƣợc chia từ khối tài sản chung thì có bị hạn chế quyền định đoạt theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 không? Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để vợ, chồng có vốn tham gia đầu tƣ kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng… nên về nguyên tắc hoa lợi, lợi tức thu đƣợc từ tài sản riêng đƣợc chia này đƣợc xác định là tài sản riêng theo Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo quan điểm của chúng tôi, trong trƣờng hợp này vợ, chồng không bị ràng buộc bởi quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Lý do đƣợc đƣa ra là vì "vợ, chồng đã có sự thỏa thuận trước về
việc chia tài sản" [27, tr. 23]. Hơn nữa, mục đích của việc chia tài sản chung
nhằm đáp ứng vốn cho vợ, chồng kinh doanh riêng nên hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đƣợc chia thƣờng đƣợc dùng để bù đắp chi phí trong quá trình
sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tái sản xuất chứ không đƣa vào phục vụ đời sống chung. Trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác ở đây chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn hoặc không còn tài sản chung. Lúc này, tài sản đƣợc chia cho mỗi bên sẽ bị ràng buộc bởi khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 bởi lợi ích của gia đình luôn đƣợc đặt lên hàng đầu.
Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng đƣợc thanh toán bằng tài sản riêng của mỗi bên, ví dụ nhƣ nghĩa vụ trả nợ mà vợ, chồng vay của ngƣời khác từ trƣớc khi kết hôn hoặc vay để chi dùng cho mục đích cá nhân… Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng là một trong những giải pháp tối ƣu để nghĩa vụ riêng của vợ, chồng đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba có quyền. Vợ, chồng có quyền tự quản lý tài sản riêng của mình. Trong trƣờng hợp vợ, chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho ngƣời khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Chẳng hạn nhƣ sau khi chia tài sản chung, vợ hoặc chồng bị tai nạn dẫn đến mất NLHVDS thì ngƣời chồng hoặc vợ của ngƣời đó là ngƣời quản lý tài sản. Trong việc quản lý tài sản riêng của ngƣời vợ hoặc chồng mình thì ngƣời chồng hoặc vợ có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn các tài sản đó nhƣ tài sản của chính mình, nếu làm phƣơng hại mà không có lý do chính đáng thì có nghĩa vụ phải bồi thƣờng khi có yêu cầu. Việc chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân làm thay đổi khối tài sản riêng, mà cụ thể là có thể làm tăng khối tài sản riêng của cả hai bên vợ chồng hoặc chỉ một bên. Điều này đồng nghĩa với việc khối tài sản chung sẽ giảm đi. Do đó khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng sau khi chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ bao gồm:
- Tài sản chung còn lại chƣa chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này.
- Tài sản mà vợ chồng đƣợc tặng cho chung, đƣợc thừa kế chung. Đây là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng bởi nó phát sinh khi quan hệ hôn nhân của vợ chồng đang tồn tại.
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có đƣợc sau khi chia tài sản chung căn cứ vào quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 "quyền sử dụng đất
mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng" [37] và
Điều 24, Điều 25 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Ví dụ nhƣ quyền sử dụng đất mà cả vợ chồng đƣợc Nhà nƣớc giao, giao khoán, cho thuê…
- Quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ chồng có đƣợc sau khi chia tài sản chung do đƣợc Nhà nƣớc giao, giao khoán, hoặc cho thuê… căn cứ theo Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP là tài sản chung của vợ chồng nếu quyền sử dụng đất này có đƣợc không liên quan đến lý do chia tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ trong trƣờng hợp vợ chồng chia tài sản chung để đầu tƣ kinh doanh riêng và dùng tài sản đƣợc chia này để có đƣợc quyền sử dụng đất phục vụ cho mục đích kinh doanh thì quyền sử dụng đất đó là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Nhƣng nếu vợ chồng yêu cầu chia một phần tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng nhƣ bồi thƣờng thiệt hại do có hành vi vi phạm pháp luật, trả nợ… mà sau đó vợ hoặc chồng đƣợc giao đất, thuê đất thì quyền sử dụng đất đó là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, vấn đề này chƣa đƣợc quy định rõ trong luật nên còn nhiều quan điểm khác nhau.
Việc phân định rõ khối tài sản chung của vợ chồng để xác định quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung là rất quan trọng. Tài sản chung bị giảm đi sau khi chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung cũng có sự thay đổi so với trƣớc khi chia nhƣng vẫn chịu sự điều chỉnh tại Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung này. Vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí trong việc tạo lập khối tài sản chung. Trong thực tế cuộc sống, sự đóng góp công sức của vợ chồng vào khối tài sản chung có thể không ngang nhau nhƣng không vì thế mà quyền sở hữu của một bên bị mất hoặc giảm sút so với bên kia. Do đó, về nguyên tắc, vợ chồng có quyền và
nghĩa vụ bình đẳng với nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có "giá trị lớn" hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình. Khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:
Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này [37].
Phần tài sản chung đã đƣợc chia trở thành tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng nên sẽ không bị điều chỉnh bởi quy định này. Đối với tài sản chung còn lại không chia mà có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình nếu đƣợc đƣa vào làm đối tƣợng giao dịch thì buộc phải có sự thỏa thuận và đồng ý của cả vợ và chồng. Nếu một bên vợ hoặc chồng không có sự đồng ý, thì giao dịch dân sự đó là bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu. Quy định này nhằm hạn chế việc lạm dụng quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung từ phía vợ, chồng vì mục đích cá nhân. Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì "tài sản có giá trị lớn được xác định căn cứ vào phần giá
trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng" [5]. Đối với những
giao dịch thông thƣờng liên quan đến những tài sản "không có giá trị lớn" hoặc những giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, dù chỉ một bên vợ hoặc chồng thực hiện thì vẫn đƣơng nhiên đƣợc coi là có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Trách nhiệm phát sinh trong trƣờng hợp này là trách nhiệm chung của vợ chồng. Quy định này không những khẳng định quyền tự chủ của vợ chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung mà còn đạt đƣợc mục đích bảo vệ lợi ích chung của gia đình.
Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng có thể đƣợc hiểu là "nghĩa vụ phát sinh khi một bên vợ hoặc chồng thực hiện hành vi vì lợi ích của gia đình
hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng" [8, tr. 192]. Khi một
bên vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, thƣơng mại mà không có sự thỏa thuận của ngƣời kia, thì về nguyên tắc, giao dịch đƣợc xác lập chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng của ngƣời đã xác lập giao dịch. Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích chung của gia đình, Điều 25 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình" [37]. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp chỉ