Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44)

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, không mang nội dung kinh tế, gắn liền với nhân thân của vợ, chồng và không thể chuyển giao cho ngƣời khác. Chỉ với tƣ cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các quyền và nghĩa vụ đó. Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ vợ chồng. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đƣợc coi là một trƣờng hợp đặc biệt. Do đó, vấn đề đặt ra là sau khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với nhau sẽ bị thay đổi, chi phối nhƣ thế nào? Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 1, đặc điểm nổi bật của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trƣớc pháp luật, quan hệ nhân thân giữa vợ chồng vẫn tồn tại nhƣ trƣớc khi tiến hành chia tài sản chung. Điều này có nghĩa là sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng vẫn chịu sự điều chỉnh từ Điều 18 đến Điều 26 của Luật HN&GĐ năm 2000.

Pháp luật ghi nhận vợ chồng có quyền và nghĩa vụ chung thủy, yêu thƣơng, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Tình yêu thƣơng, sự chung thủy của cả vợ chồng là cơ sở cơ bản để đảm bảo xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc cũng nhƣ giữ đƣợc tính chất lâu dài bền vững cần có trong quan hệ hôn nhân. Với tinh thần đó, khi xác lập quan hệ hôn nhân, bƣớc vào ngƣỡng cửa của cuộc sống chung, vợ chồng phải một lòng trƣớc sau nhƣ một, gắn bó không đổi thay. Đó không chỉ là đòi hỏi về pháp luật mà còn là yêu cầu về đạo đức. Không chỉ dừng lại ở tấm lòng thủy chung, sắt son, vợ chồng

cần phải tôn trọng nhau, giữ gìn danh dự, uy tín, lắng nghe ý kiến của nhau, động viên, chia sẻ, chung vai gánh vác, chăm sóc lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần. Vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, tạo điều kiện cho nhau để phát huy lợi thế, khả năng của mỗi ngƣời trong hoạt động nghề nghiệp cũng nhƣ trong các hoạt động xã hội khác, góp phần thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình đối với gia đình và xã hội. Pháp luật cấm mọi hành vi ngƣợc đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm giữa vợ, chồng. Quy định vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau cùng xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc một mặt thể hiện sự bình đẳng giữa vợ, chồng, mặt khác nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực và những quan hệ ngoài vợ, ngoài chồng.

Vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình. Quyền bình đẳng đó thể hiện rõ nét trong việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia đình chẳng hạn nhƣ việc cùng nhau trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái hay cùng nhau xây dựng, duy trì và phát triển tài sản của gia đình.

Luật HN&GĐ còn ghi nhận vợ chồng có quyền tự do lựa chọn nơi cƣ trú, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Trong thời kỳ hôn nhân, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế, vợ chồng có thể bàn bạc, quyết định lựa chọn nơi ở chung hoặc mỗi bên có nơi ở riêng. Chẳng hạn nhƣ vì lý do nghề nghiệp mà vợ chồng không thể có nơi ở chung thì mỗi bên hoàn toàn có quyền tự lựa chọn nơi cƣ trú của mình. Quy định này nhằm xóa bỏ những quan niệm, tập tục có tính chất bắt buộc nơi ở chung của hai bên nam nữ sau khi kết hôn "thuyền theo lái, gái theo chồng" hoặc tục ở rể của dân tộc Thái, buộc vợ, chồng không có quyền lựa chọn nơi ở chung. Việc có nơi cƣ trú chung hay riêng không ảnh hƣởng tới việc vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau, với con cái và việc chăm lo xây dựng gia đình.

Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng vẫn tồn tại sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, vợ chồng có thể đại diện cho

nhau theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Quy định này vừa thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, vừa nêu bật đƣợc tính cộng đồng của hôn nhân, cùng nhau tạo dựng cuộc sống ấm no. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để vợ, chồng có điều kiện đầu tƣ kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng chính là sự cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng, thể hiện sự đồng thuận, tạo điều kiện cho nhau phát triển, mục đích cuối cùng là vì lợi ích gia đình.

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trƣớc pháp luật do đó sau khi chia tài sản chung vẫn phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa vợ và chồng trong trƣờng hợp nghĩa vụ phát sinh khi một bên tham gia giao dịch hợp pháp và nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, thông thƣờng vợ chồng vẫn sống chung, cùng cƣ trú tại một nơi. Trong trƣờng hợp này thì việc chăm sóc, quan tâm lẫn nhau đƣợc đảm bảo thực hiện một cách tƣơng đối trọn vẹn. Bởi khi sống chung, vợ chồng thƣờng trực tiếp chứng kiến, nắm bắt đƣợc tình hình công việc, các mối quan hệ của nhau, sinh hoạt hàng ngày, do đó dễ dàng góp ý, trao đổi tránh những nguy hại có thể xảy ra ảnh hƣởng tới đời sống chung. Mặc dù pháp luật không ghi nhận nhƣng nhƣng trƣờng hợp vợ chồng ở riêng sau khi chia tài sản chung vẫn tồn tại trên thực tế. Sau khi chia tài sản chung, vợ chồng có thể ở riêng, mỗi ngƣời một nơi xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp, hay do việc chuyển đổi địa bàn kinh doanh, hoặc trong trƣờng hợp vợ chồng có mâu thuẫn nhƣng không muốn ly hôn mà chỉ muốn chia tài sản chung để có tài sản đáp ứng cuộc sống riêng… Điều này xuất phát một phần từ mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng và lối sống thực dụng, vợ chồng lao vào làm kinh tế ít có thời gian quan tâm, chăm sóc nhau và chăm lo cho gia đình. Từ đó, thiết chế gia đình trở nên lỏng lẻo, tình cảm nhạt phai

nên các bên có nhu cầu chia tài sản chung để ở riêng, phát triển sự nghiệp của mình mà không có yêu cầu ly hôn. Vợ chồng chọn phƣơng thức này vừa tránh đƣợc dƣ luận xã hội, vừa giữ đƣợc thể diện cho nhau. Về mặt lý luận, quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng trong trƣờng hợp này không hề thay đổi. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng vẫn đƣợc đặt ra vì việc chia tài sản chung không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng trƣớc pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế khi vợ chồng ở riêng thì quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa các bên không thể không bị ảnh hƣởng. Sự yêu thƣơng, chăm sóc, tôn trọng lẫn nhau của vợ chồng không phải là cứ sống chung tại một nơi mới thực hiện đƣợc mà tùy thuộc vào hành vi, cách xử sự và thái độ của họ đối với nhau. Nhƣng khi vợ, chồng mỗi ngƣời cƣ trú một nơi thì sự quan tâm, giúp đỡ, chăm lo cho nhau sẽ gặp nhiều khó khăn. Tình cảm vợ chồng dễ bị phai nhạt đi. Lúc này, nghĩa vụ chung thủy dƣờng nhƣ đƣợc đặt trong tình trạng khó kiểm soát, dễ bị vi phạm nhất. Khi sống xa cách nhau, vợ hoặc chồng dễ có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân để bù đắp những khoảng trống. Hành vi vi phạm này thƣờng gây ra hậu quả nặng nề về mặt tinh thần đối với ngƣời vợ hoặc chồng và đối với gia đình nói chung. Vấn đề này khá tế nhị nhƣng để đảm bảo mục đích xây dựng gia đình ấm no và hạnh phúc, pháp luật cần có quy định cụ thể để xử lý hành vi vi phạm này.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)