Đầu tƣ mua bán sáp nhập (M&A)

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) (Trang 26)

1.2.1. Khái niệm

Thuật ngữ sáp nhập và mua lại đƣợc dịch từ thuật ngữ tiếng Anh „Mergers & Acquisitions‟, viết tắt là M&A, thể hiện hoạt động của hai, hay nhiều doanh nghiệp kết hợp lại với nhau nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đƣợc xác định trƣớc trong chiến lƣợc kinh doanh của mình.

Theo luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 :

- Sáp nhập (Điều 153) : Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

- Hợp nhất (Điều 152) : Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi

21

ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Sáp nhập đƣợc thực hiện theo một trong hai phƣơng thức sau đây: (a) dƣới góc độ sở hữu, hai công ty có quy mô ngang nhau kết hợp với nhau thành một công ty mới trong đó các cổ đông của cả hai công ty cũ đều có cổ phần trong công ty mới; (b) dƣới góc độ quản lý, một công ty, thƣờng có quy mô lớn hơn sở hữu một công ty khác, biến công ty đó thành công ty chi nhánh với tên công ty con đƣợc giữ nguyên hoặc không. Đối với phƣơng thức thứ nhất, có hai hình thức là sáp nhập cổ phần và sáp nhập tài sản.

- Sáp nhập cổ phần xảy ra khi công ty bên mua mua cổ phần của công ty bên bán. Cổ phần đƣợc mua trực tiếp từ cổ đông không cần sự đồng ý hay không đồng ý của ban lãnh đạo công ty bên bán. Vấn đề trở ngại bên mua phải đƣơng đầu là một số cổ đông bên bán có thể không bán cổ phần của họ, do đó hạn chế việc bảo đảm tính thuần nhất hoàn toàn của công ty mua.

- Sáp nhập về tài sản diễn ra khi công ty bên mua mua trực tiếp tài sản từ công ty bên bán mà không cần thông qua quyết định của cổ đông. Công ty bán tài sản chấm dứt hoạt động sau khi nhận đƣợc tiền hay cổ phần của công ty bên mua. Bên bán chia cổ phần hoặc tiền cho cổ đông và tự giải thể. Sáp nhập tài sản làm chấm dứt địa vị pháp lý của công ty bên bán.

Mua lại là hoạt động diễn ra khi có một công ty mua lại một hoặc một số công ty khác. Hoạt động này mặc dù mang bản chất thƣơng mại, song khác với việc mua-bán hàng hoá và dịch vụ thông thƣờng. Theo cách hiểu trực tiếp, mua lại là những giao dịch mua bán trong đó một công ty mua lại một phần (hơn 10% cổ phần) hoặc phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần hoặc tài sản và các khoản nợ của một hay một số công ty khác theo giá thỏa thuận. Hoạt động mua lại làm chấm dứt địa vị pháp lý của công ty bị mua lại. Công ty mua lại có nghĩa vụ trả cho công ty bị bán khoản tiền hoặc chứng khoán theo giá mua

22

thoả thuận. Vấn đề phức tạp phát sinh từ hoạt động này là việc định giá của công ty bán sao cho hợp lý và do đó, các công ty bán thƣờng đƣa ra bản mời thầu mua lại công ty để xác định đƣợc giá bán dễ chấp nhận nhất theo mức trung bình của thị trƣờng.

Thuật ngữ sáp nhập và mua lại thƣờng đƣợc sử dụng thay thế cho nhau trong đó thuật ngữ sáp nhập thƣờng đƣợc hiểu với mức độ mềm hơn và mang sắc thái hoà giải hơn so với thuật ngữ mua lại mang ý nghĩa đe doạ, thâu tóm và loại trừ lẫn nhau trong kinh doanh. Về bản chất, cả hai hoạt động này đều dẫn đến tình hình thay đổi cơ cấu sở hữu của các công ty có liên quan hay nói cách khác đây là quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp bắt đầu bằng việc thay đổi cơ cấu sở hữu. Do đó, cả hai thuật ngữ sáp nhập và mua lại thƣờng đƣợc sử dụng đồng thời với nhau (M&A) và thƣờng đƣợc dùng chung bằng thuật ngữ hợp nhất phản ánh cƣờng độ và mức độ thâm nhập lẫn nhau giữa các công ty lớn hơn so với thuật ngữ liên kết.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) (Trang 26)