Triển vọng thu hút FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) (Trang 43)

Nền kinh tế nƣớc ta đang trải qua giai đoa ̣n khó khăn do tác đô ̣ng của cuô ̣c khủng hoảng tài chính và kinh tế t oàn cầu. Việt Nam sẽ gia nhập các nƣớc có dân số trên 100 triê ̣u ngƣời trƣớc năm 2020. Các nghiên cứu đánh giá dự báo phục vụ xây dựng Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-

38

2020 cho thấy nền kinh tế sẽ phục hồi hoàn toàn vào khoản g những năm

2012-2013. Hƣớng tới mục tiêu cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020, đất nƣớc sẽ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt đƣợc mức thu nhập bình quân của các nƣớc đang phát triển (thu nhập bình quân đầu ngƣời (GDP: Gross Domestic Product) khoảng 3.000-3.500 USD) (Bảng 2.5).

Bảng 2.5:Triển vọng tăng trƣởng kinh tế đến năm 2020

Giai đoạn 2011-2015 2016-2020

-Tăng trƣởng GDP (% ) 7,5-8,0 8,0

Năm 2015 2020

-Dân số (Triê ̣u ngƣời) 92-93 97-98

-GDP đầu ngƣời (Đô la) 2.000 3.000-3.500

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ( 2011-2015)

Dân số đông và thu nhập cao hơn sẽ làm tăng nhu cầu đối với thi ̣ trƣờng dịch vụ nƣớc ta. Khu vực dịch vụ Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển do nhiều dịch vụ mới bắt đầu phát triển (quy mô nhỏ ) hoặc một số lĩnh vực dịch vụ còn chƣa xuất hiện tại Việt Nam , trong khi nhu cầu về các loại dịch vụ này ngày càng tăng . Bên ca ̣nh đó , sự xuất hiện xu hƣớng thuê dịch vụ từ bên ngoài (của các nƣớc để đáp ứng cầu dịch vụ trong nƣớc ) trở nên phổ biến hơn và tăng cƣờng hiê ̣n diê ̣n thƣơng ma ̣i ở nƣớc ngoài. Ngoài ra các xu hƣớng phát triển dịch vụ trên thế giới có ảnh hƣởng nhất định tới sự phát triển của khu vực dịch vụ của nƣớc ta, là “dƣ địa” tiềm ẩn mà khu vực dịch vụ Việt Nam cần khai phá.

39

Tuy nhiên, các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam và ngƣời lao động chƣa đƣợc chuẩn bi ̣ đầy đủ để có thể đáp ứng nhu cầu tăng lên từ các đối tác đối với các di ̣ch vu ̣ dƣ̣a trên tri thƣ́c , đă ̣c biê ̣t là các di ̣ch vu ̣ đƣợc go ̣i là “di ̣ch vu ̣

hỗ trợ kinh doanh chiến lƣợc” nhƣ phát triển phần mềm , xƣ̉ lý thông tin ,

nghiên cƣ́u và phát triển, dịch vụ kỹ thuật, marketing, quản trị kinh doanh và dịch vụ phát triển nguồn nhân lực . Thiếu năng lƣ̣c trong nhƣ̃ng lĩnh vƣ̣c này khiến chúng ta đối mă ̣t với rủi ro mất thi ̣ trƣờng di ̣ch vu ̣ trong và ngoài nƣớc vào tay các đối thủ trong khu vƣ̣c nhƣ các nƣớc Đông Nam Á và Trung Quốc.

Viê ̣c đă ̣t ra ƣu tiên các ngành di ̣ch vu ̣ trong chiến lƣợc phát triển của Viê ̣t Nam cần tính tới trình đô ̣ phát triển chung của đất nƣớc và vi ̣ thế trên thi ̣ trƣờng quốc tế. Bên ca ̣nh đó, công nghiê ̣p và di ̣ch vu ̣ có mối liên hê ̣ chă ̣t chẽ , đây là yếu tố cần tính tới trong chiến lƣợc phát triển chung để đảm bảo cả hai lĩnh vực phát triển song hành và hỗ trợ lẫn nhau . Cơ cấu di ̣ch vụ cũng cho thấy các di ̣ch vu ̣ trung gian có giá tri ̣ gia tăng cao và đóng vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c nâng cao khả năng ca ̣nh tranh của toàn bô ̣ nền kinh tế chƣa đƣợc phát triển đúng mức và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nền k inh tế. Trên cơ sở các nghiên cứu , đề xuất có thể tập trung ƣu tiên một số ngành di ̣ch vu ̣ có tác động “số nhân” , có tiềm năng ta ̣o đô ̣t phá để tăng khả năng ca ̣nh tranh và phát triển kinh tế nói chung : công nghê ̣ thông tin và viễn thông , giáo dục và đào ta ̣o, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ logistic.

2.2. Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam

Mặc dù pháp luật về M&A có yếu tố nƣớc ngoài mới đƣợc xây dựng gắn với quá trình đàm phán để gia nhập WTO song số lƣợng các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam có xu hƣớng tăng lên nhanh chóng cả ngấm ngầm và công khai. Điều này có thể chỉ ra khả năng sinh lợi rất lớn cho các bên có liên quan đến M&A trong điều kiện Việt Nam đang từng bƣớc mở cửa thị trƣờng theo các cam kết trong WTO cũng nhƣ quá trình chuyển

40

nền kinh tế từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn 2006 - 2012, giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam có xu hƣớng tăng mạnh. Năm 2009 ghi nhận 295 vụ với tổng giá trị 1,14 tỷ USD, năm 2010 có 245 vụ với tổng giá trị 1,75 tỷ USD và năm 2011 ghi nhận có 266 vụ với tổng giá trị giao dịch đạt kỷ lục là 6,25 tỷ USD. Chỉ trong Q1/2012 đã có trên 60 vụ (giá trị gần 2 tỷ USD), Trong 5 năm gần đây, tăng trƣởng hoạt động M&A tại Việt Nam đạt mức bình quân trên 30%. Trong số này, trên 2,6 tỷ USD (khoảng 65%) là các giao di ̣ch liên quan đến nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣ vâ ̣y, có thể nhìn nhận rằng M&A nói chung và M&A có yếu tố nƣớc ngoài đã và đang đóng vai trò quan tro ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng đầu tƣ ta ̣i Viê ̣t Nam . Theo một khảo sát của Thomson Reuter và Pickering Pacific Analysis năm 2010, trong số 6 nƣớc trong khu vực ASEAN (The Association of Southeast Asian Nations) gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Philippines, có 2337 thƣơng vụ M&A đƣợc ghi nhận với tổng trị giá 60,7 tỷ USD thì Việt Nam chiếm khoảng 15% số vụ nhƣng chỉ chiếm giá trị khoảng 3%. Điều này cho thấy quy mô trung bình của các vụ M&A tại Việt Nam là tƣơng đối nhỏ (khoảng 7 triệu USD/vụ) so với mức trung bình trong các nƣớc ASEAN (trung bình khoảng 45.5 triệu USD/vụ). Xét về chủ thể tham gia M&A, trong tổng số 4 tỷ USD giá tr ị các thƣơng vụ trong năm 2011 tại Việt Nam thì các thƣơng vụ có yếu tố nƣớc ngoài chi ếm tỷ trọng tới 66% về giá tri ̣ và 77% về số lƣợng giao di ̣ch. [14] (xem hình 2.1)

41

Hình 2.1: Số lƣợng và giá trị M&A tại Việt Nam(2008 – 2013) [1,tr 11]

Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu trong việc tham gia vào các thƣơng vụ M&A tại Việt Nam xét theo số lƣợng. Điển hình là thƣơng vụ Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) bán cho Tập đoàn tài chính Mizuho của Nhật Bản 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành và đang lƣu hành. Khoản đầu tƣ này tƣơng đƣơng 567,3 triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng. Với 14 thƣơng vụ M&A trong năm 2011, Nhật Bản là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan trọng trong các giao dịch M&A tại Việt Nam. Theo các đánh giá của một số tổ chức nghiên cứu về M&A tại Việt Nam (StoxPlus, M&A Forum), dòng vốn dành cho M&A đến từ các doanh nghiệp Nhật nằm trong xu thế đầu tƣ ra ngoài chung của nƣớc này, đƣợc hỗ trợ bởi đồng Yên tăng giá mạnh, thị trƣờng nội địa đã bão hòa và ít dƣ địa tăng trƣởng và nhiều công ty Nhật Bản có lƣợng tiền mặt lớn cần tìm địa chỉ đầu tƣ hiệu quả và đa dạng danh mục.

42

Năm 2011, hãng Kirin Holdings của Nhật một mặt mua 57% cổ phần của Trade Ocean Holdings tại Interfoods, công ty sở hữu thƣơng hiệu Wonderfarm vốn quen thuộc tại Việt Nam và có kênh phân phối thức uống hơn 110.000 đại lý. Mặt khác Kirin mua toàn bộ phần vốn góp trong liên doanh với Acecook và sở hữu nhà máy sản xuất nƣớc uống có vốn đầu tƣ 60 triệu USD. Thị trƣờng sản phẩm nƣớc uống (không cồn) tại Việt Nam đƣợc đánh giá là rất tiềm năng, với mức tăng trƣởng chỉ trong năm năm 2006 – 2010 từ 630 triệu lên 1,5 tỉ lít và dự kiến vƣợt 2,5 tỉ vào năm 20152. Công ty chuyên về bánh kẹo và thực phẩm tại Nhật, Ezaki Glico, vào đầu năm 2012 đã mua lại cổ phần của KDC để thông qua kênh phân phối của KDC bƣớc vào thị trƣờng Việt Nam. Đặc điểm chung của các thƣơng vụ M&A do các công ty Nhật Bản thực hiện thì phần lớn có liên quan đến thị trƣờng tiêu dùng lớn là thực phẩm và đồ uống. Các công ty mục tiêu có đặc điểm là các thƣơng hiệu phổ biến, dẫn đầu thị phần, hoặc có kênh phân phối rộng trên cả nƣớc.[1,tr12]

Tiếp đến là Singapore với 16 giao dịch trong năm 2011 cùng chiếm một tỷ lệ lớn về giá trị các giao dịch M&A, hầu hết là thông qua các công ty đầu tƣ vốn cổ phần. Trung Quốc có 1 vụ (nhƣng về bản chất là tái cấu trúc trong nội bộ tập đoàn), và các thƣơng vụ của Mỹ chủ yếu là đầu tƣ vốn cổ phần. Các giao dịch của nhà đầu tƣ Nhật Bản quan trọng ở đặc điểm là các tập đoàn trong cùng ngành mua lại một phần hoặc chi phối hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam nhƣ một hình thức thâm nhập thị trƣờng. Nhiều chuyên gia kinh tế - tài chính nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam còn mất nhiều thời gian nữa mới trở thành những bên mua dẫn đầu về mặt giá trị giao dịch trong các thƣơng vụ mua bán sáp nhập.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) (Trang 43)