Xúc tiến đầu tƣ theo hình thức M&A có yếu tố nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) (Trang 70)

Vấn đề đầu tƣ theo hình thức M&A là một hình thức đầu tƣ rất quan trọng đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ trong nƣớc quan tâm nhằm tiếp cận nhanh chóng thị trƣờng, tận dụng cơ hội đầu tƣ và tăng quy mô doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh...Đồng thời, đây cũng là một kênh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài có hiệu quả đặc biệt là đầu tƣ theo chiều sâu và tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Trong gần 25 năm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vốn đầu tƣ, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý hiện đại, thƣơng hiệu, các mối quan hệ kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu hiện đại hoá doanh nghiệp và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Do đó, có thể và cần phải đẩy mạnh việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài theo hình thức M&A và coi M&A là một kênh xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài có hiệu quả.[2]

3.2.3.1. Xây dựng quy hoạch thu hút đầu tƣ theo hình thức M&A có yếu tố nƣớc ngoài một cách khoa học và chi tiết

Việc xây dựng và thực hiện thống nhất quy hoạch về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài theo hình thức M&A một cách khoa học và chi tiết để tạo điều kiện các giao dịch M&A diễn ra theo một trật tƣ, công khai, thuận lợi trong quản lý nhà nƣớc và quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ phục vụ có hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ. Đồng thời, đây cũng là giải pháp để giảm thiểu các chi

65

phí điều chỉnh trong tƣơng lai do đầu tƣ thiếu quy hoạch, tuỳ tiện, tự phát...Thực tiễn thu hút đầu tƣ tại Việt Nam chỉ ra một trong những hạn chế của công việc quan trọng này là thiếu quy hoạch đầu tƣ nƣớc ngoài khoa học và chi tiết cho nên dân đến tình trạng mất cân đối, cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ô nhiễm môi trƣờng, phân bố dự án đầu tƣ, khu công nghiệp - khu chế xuất chƣa thực sự hợp lý...Chính vì vậy, cần đầu tƣ xây dựng quy hoạch chi tiết thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo hình thức M&A để tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Quy hoạch đó cần bảo đảm các khía cạnh nhƣ mục tiêu về số lƣợng vốn đầu tƣ dự kiến thu hút theo hình thức M&A trong tổng số vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cần thu hút, các loại công nghệ, kinh nghiệm hoặc dự án sẽ thu hút, những công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, kỹ năng quản trị công ty, quản lý nhà nƣớc...trong giai đoạn đến năm 2020 và trong tầm nhìn xa hơn. Các tập đoàn xuyên quốc gia, các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong từng ngành nghề cụ thể dự kiến sẽ xúc tiến. Đồng thời, cần xây dựng danh mục các dự án đầu tƣ theo hình thức M&A theo ngành, địa phƣơng hoặc theo loại hình công nghệ, sản phẩm đƣợc xác định trong cơ cấu kinh tế theo ngành, địa phƣơng, công nghệ, sản phẩm...Danh mục các dự án đầu tƣ theo hình thức M&A cần có các chỉ tiêu về quy mô, trình độ công nghệ, lợi ích mang lại...Danh mục các dự án này cần đƣợc sử dụng khi tiến hành xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài theo hình thức M&A. Quy hoạch thu hút đầu tƣ theo hình thức M&A cần đƣợc đặt trong quy hoạch tổng thể thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đạt mục tiêu đƣa Việt Nam về cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại đến năm 2020.[2]

3.2.3.2. Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ và minh bạch về M&A có yếu tố nƣớc ngoài

Nguồn thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển M&A có yếu tố nƣớc ngoài và đây là căn cứ chủ yếu để các nhà đầu tƣ trong và ngoài

66

nƣớc đƣa ra các quyết định về M&A. Đặc biệt, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rất khó tiếp cận với nguồn thông tin trong nƣớc cho nên họ rất cần một hệ thống thông tin đầy đủ và minh bạch để ra quyết định phù hợp. Để có thông tin cụ thể có lợi cho cả hoạt động mua và bán, cần có trang web hoặc cổng thông tin về M&A và sàn giao dịch M&A đƣợc mở cửa rộng rãi để các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc có thể dễ dàng gặp nhau để thƣơng thảo, đàm phán. Các doanh nghiệp có nhu cầu mua và bán cần công khai hoá những thông tin cần thiết trên trang web của doanh nghiệp hoặc kết nối thông tin với cổng thông tin điện tử chính thức. Đồng thời, các loại chính sách, văn bản quy định pháp luật về M&A, các thủ tục, hồ sơ về M&A có yếu tố nƣớc ngoài cần đƣợc thông báo rộng rãi trên trang thông tin điện tử này của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cũng nhƣ của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ của các tỉnh và thành phố. Cùng với việc đăng tải công khai thông tin về các loại chính sách, văn bản quy định pháp luật về M&A cần có các hoạt động tƣ vấn, hƣớng dẫn, và giải đáp những thắc mắc có liên quan đến M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam một cách công khai nhƣ sử dụng các diễn đàn, hội thảo, hội nghị, hoặc các trang tin về M&A xuất bản định kỳ...

Đầu tƣ lớn hơn vào các hoạt động xúc tiến đầu tƣ theo hình thức M&A đặc biệt là xúc tiến đầu tƣ trực tiếp ở nƣớc ngoài với các đối tác đƣợc ƣu tiên là các công ty xuyên quốc gia. Hoạt động đầu tƣ vào công tác xúc tiến cần thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ của nhà nƣớc và các hoạt động xúc tiến đầu tƣ của doanh nghiệp. Bảo đảm sự phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ mà trực tiếp là Cục đầu tƣ nƣớc ngoài với các Bộ quản lý liên quan, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam...Việc tiếp cận với các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành công của các giao dịch M&A vì đây là những đối tác có lƣợng vốn lớn, phạm vi kinh doanh rộng, công nghệ cao và khả năng cạnh

67

tranh cao. Đây cũng là cách thức để các doanh nghiệp và tiếp cận với công nghệ nguồn và thƣơng hiệu mạnh vốn là những nguồn lực mà các doanh nghiệp Việt Nam rất cần trong kinh doanh. Việc tổ chức xúc tiến đầu tƣ theo hình thức M&A có thể đƣợc thực hiện thông qua việc tổ chức hội thảo, diễn đàn, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, tiếp cận trực tiếp với các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc công ty xuyên quốc gia...

3.2.3.3. Tăng cƣờng quá trình chào bán, mua lại và chuyển nhƣợng doanh nghiệp theo những nguyên tắc của nền kinh tế thị trƣờng

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, định hƣớng và hỗ trợ quá trình M&A có yếu tố nƣớc ngoài sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đây là quá trình hình thành thói quen mới đối với các nhà đầu tƣ Việt Nam, giới doanh nghiệp và công chúng về phạm trù mua- bán, sáp nhập, thôn tín, thâu tóm, hợp nhất doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi có sự phối hợp giữa các bên có nhu cầu mua bán và sáp nhập doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình này diễn ra thuận lợi.

Các doanh nghiệp có nhu cầu mua và bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp cần cần chủ động hoàn thiện hệ thống quản trị công ty, hình thành văn hoá doanh nghiệp và văn hoá tổ chức phù hợp, sắp xếp lại lao động, xây dựng mạng lƣới kinh doanh, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp của đội ngũ...cùng với việc công bố thông tin về doanh nghiệp nhƣ vốn, tài sản, lao động, thị trƣờng, doanh thu, lợi nhuận, thƣơng hiệu, kinh nghiệm, mạng lƣới nhà cung ứng, năng lực cạnh tranh....để đối tác có đủ căn cứ đƣa ra các quyết định lựa chọn phù hợp. Đây không phải là quá trình “đánh bóng hay làm đẹp” doanh nghiệp trƣớc khi chào bán mà để tạo khả năng thích nghi chủ động trƣớc yêu cầu của đối tác nƣớc ngoài. Doanh nghiệp chào bán công khai cũng cần giữ bí mật những thông tin cần thiết để vụ thƣơng thảo hợp đồng M&A đạt lợi ích cao nhất. Các doanh nghiệp nên xây dựng trang thông tin điện tử của doanh

68

nghiệp mình và kết nối với sàn giao dịch M&A nếu đƣợc xây dựng để hình thành thị trƣờng các giao dịch M&A có tính đặc chủng. Quá trình chào bán trên cơ sở cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp định giá tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp chính xác hơn, bảo đảm tính minh bạch của M&A. Hạn chế đến mức cao nhất tình trạng giao dịch ngầm hoặc thực hiện các M&A mang tính chất tự phát.

Cần thống nhất cách thức chào bán doanh nghiệp để tránh gây xáo trộn trên thị trƣờng M&A, giảm thiểu các tác động số lớn cũng nhƣ khả năng xuất hiện tình trạng đầu cơ theo hình thức này.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) (Trang 70)