Dự báo tình hình M&A có yếu tố nƣớc ngoài thời gian tới

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) (Trang 63)

Nền kinh tế Việt Nam có xu hƣớng tăng trƣởng cao trong khoảng thời gian sau khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, do đó, cơ hội để thực hiện các M&A có yếu tố nƣớc ngoài tăng lên. Tại Việt Nam sẽ có nhiều M&A có yếu tố nƣớc ngoài trong các lĩnh vực nhƣ dịch vụ tài chính, ngân hàng, bất động sản, giải trí và truyền thông, nhóm hàng tiêu dùng nhanh, bán lẻ và dịch vụ Logistics.[8,13,14]

Các yếu tố chi phối mạnh mẽ đến sự gia tăng của M&A bao gồm:

* Tác động của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc tiếp tục triển khai trong năm 2012.

* Những lợi ích của M&A ngày càng đƣợc bộc lộ đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ tận dụng thế mạnh của đối tác về thƣơng hiệu, đội ngũ lao động, mạng lƣới bán hàng và những quan hệ kinh doanh sẵn có khác.

* M&A có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam còn đang giai đoạn sơ khai, bên Việt Nam chƣa có nhiều kinh nghiệm cho nên bên nƣớc ngoài có thể triệt để khai thác đặc điểm này để tận dụng mọi cơ hội về M&A phục vụ mục tiêu chiến lƣợc.

* M&A có yếu tố nƣớc ngoài tạo khả năng để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi đƣợc kiến thức và kinh nghiệm quản lý nƣớc ngoài, sử dụng thƣơng hiệu nổi tiếng cũng nhƣ các mạng lƣới cung ứng và tiêu thụ để mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng trong nƣớc và phát triển ra thị trƣờng nƣớc ngoài.

* Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang có nhu cầu phát triển mạnh, mở rộng thị trƣờng và tăng cƣờng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. M&A có yếu tố nƣớc ngoài vừa là yếu tố tạo nhu cầu

58

vừa là yếu tố tạo nguồn cung ứng để các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam liên kết, hợp tác với nhau để tăng quy mô và nâng cao hiệu quả.

Bên cạnh các yếu tổ thúc đẩy vẫn có các yếu tố cản trở giao dịch M&A:

Thứ nhất, khả năng thất thoát tài sản của nhà nƣớc đặc biệt từ các doanh nghiệp nhà nƣớc do quá trình quản lý thiếu chặt chẽ, việc định giá tài sản thấp hơn so với giá thị trƣờng

Thứ hai, gây tình trạng thất nghiệp và hình thánh áp lực về việc giải

quyết các vấn đề xã hội cũng nhƣ đòi hỏi phải có sự cải tiến kịp thời chính sách an sinh xã hội để ứng phó với tình hình này.

Thứ ba, các doanh nghiệp trong nƣớc có thể bị mất thị trƣờng, bị thâu

tóm và thị trƣờng ngành hàng trong nƣớc có thể bị nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lũng đoạn.

Thứ tư, sự khác biệt trong các biện pháp ƣu đãi giữa các doanh nghiệp

trong nƣớc với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng là yếu tố hạn chế hoạt động M&A.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) (Trang 63)