Hoàn thiện chính sách, luật pháp và xây dựng bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) (Trang 64)

lý M&A có yếu tố nƣớc ngoài

Từ việc phân tích cụ thể những yếu tố thuận lợi và cản trở đối với M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam, có thể thấy các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài diễn ra phức tạp, có liên quan cả về mặt luật pháp, kinh tế, quản lý, văn hoá, an ninh quốc gia...để tăng cƣờng quản lý M&A có yếu tố nƣớc ngoài này, cần có các giải pháp khác nhau từ nhiều góc độ: nhà nƣớc, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài...cùng với các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các giải pháp này. [6,9]

59

Các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài diễn ra khá phức tạp và có liên quan đến nhiều khía cạnh nhƣ pháp luật, kinh tế, thủ tục hành chính, khả năng cạnh tranh, thói quen, tập quán kinh doanh....Việc ban hành chính sách, luật pháp và các quy định về M&A có yếu tố nƣớc ngoài là hết sức cần thiết nhằm hình thành khung pháp lý cũng nhƣ hình thành cơ chế quản lý, tập quán kinh doanh và xử lý có hiệu quả các M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam. Các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài là giao dịch mang bản chất thƣơng mại cho nên chúng có phát sinh lợi nhuận. Việc ban hành mới chính sách, luật pháp và các quy định cần tiến hành đồng thời với quá trình rà soát các chính sách hiện có, phân tích cụ thể các tác động của các chính sách, luật pháp và các quy định. Thống nhất lại cách hiểu và cách giải thích về bản chất M&A có yếu tố nƣớc ngoài. Những vƣớng mắc về chính sách và pháp luật cùng với xu hƣớng M&A diễn ra mang nặng tính tự phát thể hiện ở việc chƣa có một văn bản độc lập điều chỉnh và hƣớng dẫn các giao dịch về M&A có yếu tố nƣớc ngoài để có thể điều chỉnh đƣợc tất cả các khía cạnh mang tính đặc thù của loại giao dịch này. Để bảo đảm tính thống nhất cũng nhƣ bảo đảm tính rõ ràng và minh bạch của các quy định này, cần xây dựng và áp dụng có một văn bản pháp luật độc lập tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài. Trƣớc mắt, cần có một văn bản hƣớng dẫn về M&A và giai đoạn tiếp theo có thể tiến tới xây dựng một nghị định độc lập của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam để bảo đảm tính minh bạch và hoàn chỉnh của chính sách và pháp luật…[6,9]

Những vấn đề cần làm sáng rõ trong quy định của chính phủ liên quan đến M&A có yếu tố nƣớc ngoài bao gồm các khái niệm có tính chất nền tảng liên quan đến M&A có yếu tố nƣớc ngoài nhƣ sáp nhập, mua lại, hợp nhất, thôn tín, thâu tóm, chuyển nhƣợng…có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam. Các

60

hình thức thực hiện M&A nhƣ chuyển nhƣợng cổ phần, mua lại vốn góp, mua lại tài sản, thâu tóm, sáp nhập, trao đổi cổ phần...cần đƣợc làm rõ về nội hàm kinh tế và hình thức pháp lý. Các trƣờng hợp ngoại lệ, các vấn đề phát sinh, hệ quả của các vấn đề này cũng nhƣ trình tự thủ tục để xử lý các vƣớng mắc phát sinh.

Cần quy định rõ các lĩnh vực đƣợc phép M&A, các lĩnh vực M&A có điều kiện và các lĩnh vực bị cấm M&A, tỷ lệ mua lại đƣợc phép của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, vấn đề định giá tài sản khi tiến hành M&A, vấn đề giải quyết lao động và đào tạo nguồn nhân lực, các biện pháp về nghĩa vụ tài chính và khuyến khích của nhà nƣớc, phân cấp quản lý M&A, thời hạn thực hiện và vấn đề chuyển giao sở hữu, chuyển giao không bồi hoàn trong M&A, giải quyết tranh chấp phát sinh, các hình thức chế tài liên quan đến hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trƣờng khi thực hiện M&A có yếu tố nƣớc ngoài, các trƣờng hợp M&A đối với các doanh nghiệp đã niêm yết và đối với các doanh nghiệp chƣa niêm yết…Đồng thời, cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện M&A có yếu tố nƣớc ngoài để giảm thiểu những thiệt hại về lợi ích của bên Việt Nam do chua có kinh nghiệm và kiến thức về M&A có yếu tố nƣớc ngoài từ bƣớc phân tích tình hình, tìm hiểu đối tác, thƣơng thảo từng bƣớc, đánh giá tài sản và các hệ thống mạng lƣới, tiến hành đàm phán để soạn thảo hợp đồng hoặc thoả thuận mua- bán, hợp nhất...và đi đến thực hiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần thành lập một bộ phận độc lập chuyên quản lý và theo dõi các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài. Đồng thời, các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ các tỉnh và thành phố cũng cần thành lập các đầu mối chuyên quản lý và theo dõi các hoạt động M&A có yếu tố nƣớc ngoài trong phạm vi đƣợc phân cấp.

61

Để giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài diễn ra có hiệu quả tại Việt Nam, cần định hình tập quán và cơ chế vận hành cũng nhƣ bộ máy quản lý có hiệu quả. Do đó, các loại thủ tục và vấn đề tổ chức bộ máy quản lý M&A có yếu tố nƣớc ngoài ở cấp quản lý cao nhất và các cấp thấp hơn cần đƣợc hoàn thiện. Những vấn đề phát sinh trong xử lý các vấn đề về M&A có yếu tố nƣớc ngoài cần đƣợc phân loại thành các nhóm vấn đề, quy trình xử lý cũng cần đƣợc thống nhất và cũng cần có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể M&A trong từng lĩnh vực cụ thể với những đặc thù nhất định.

Việc quản lý M&A có yếu tố nƣớc ngoài cần phân loại thành hai nhóm để có các biện pháp áp dụng tƣơng ứng. Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, cần thực hiện M&A thông qua giao dịch cổ phiếu theo quy định của Luật Chứng khoán và cần sự phê chuẩn của cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh doanh chứng khoán. Những sự thay đổi về tên gọi, trụ sở kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, phạm vi, thời hạn hoạt động, nhân sự chủ chốt, các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tƣ....cần đƣợc điều chỉnh và sửa đổi phù hợp. Đối với các doanh nghiệp chƣa niêm yết, cần có sự hƣớng dẫn của các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và việc mua bán do các bên chủ động thực hiện. Những trƣờng hợp có lƣợng tài sản lớn của phía Việt Nam cần có sự tham vấn ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để giảm thiểu đến mức cao nhất các loại rủi ro có thể xẩy ra nhƣ thất thoát tài sản, định giá tài sản thiếu chính xác...

Các loại hồ sơ, thủ tục, mẫu biểu liên quan đến M&A cần đƣợc nghiên cứu hoàn thiện để khi thực hiện không bị gặp phải những vƣớng mắc gắn với thủ tục mua bán, chuyển nhƣợng, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Đây là vấn đề mang nặng tính kỹ thuật của việc hình thành hình thức của một hệ thống văn bản liên quan đến các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài của các cấp quản lý bao gồm đơn đăng ký thực hiện M&A, trình tự thực hiện, quy

62

định văn bản...sao cho minh bạch và thuận lợi nhất. Các loại thủ tục này cần

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) (Trang 64)