Việt Nam
3.2.4.1. Bảo đảm xây dựng đƣợc hệ thống quan điểm thống nhất để nhận thức đúng đắn và xuyên suốt về M&A có yếu tố nƣớc ngoài
* Quan điểm 1: Triệt để tôn trọng tính khách quan của các tác động của M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam đối với nhà nƣớc, doanh nghiệp, ngƣời lao động và xã hội
Các hoạt động M&A có yếu tố nƣớc ngoài làm thay đổi rất lớn về cơ cấu sở hữu của các chủ thể gắn với dòng di chuyển vốn quốc tế mang tính quy luật toàn cầu. Về thực chất, đây là các giao dịch mang bản chất thƣơng mại diễn ra khách quan trong nền kinh tế thị trƣờng không chỉ ở Việt Nam mà là một hiện tƣợng phổ biến. Các quan hệ cung- cầu về mua bán doanh nghiệp ngày càng gia tăng về số lƣợng và cƣờng độ. Nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển, các giao dịch này diễn ra càng lớn và các khoản lợi ích mang lại từ việc thực hiện các giao dịch này cũng càng lớn. Do đó, những tác động nhiều chiều của các giao dịch này là những vấn dề cần đƣợc khẳng định để thích nghi nghĩa là cần có giải pháp để gia tăng những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với các đối tƣợng hữu quan.
69
Đối với nhà nƣớc, M&A diễn ra đòi hỏi nhà nƣớc có cơ chế quản lý thích hợp để điều chỉnh, quản lý và định hƣớng thống nhất trƣớc hết cần ƣu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia nhƣ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế và sử dụng có hiệu quả các tài sản và nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc và các thành phần kinh tế thay vì chỉ có việc đặt ra biện pháp cấm hoặc hạn chế mang tính hành chính đơn thuần không mang bản chất thƣơng mại. Do đó, nhà nƣớc cũng cần có giải pháp để khống chế các vụ M&A ảnh hƣởng bất lợi đến cả nền kinh tế...Cần chuyển hƣớng mạnh từ kiểu tƣ duy pháp lý - hành chính sang kiểu tƣ duy pháp ly- kinh doanh trong hoạch định chính sách và điều hành.
Đối với doanh nghiệp, M&A là phƣơng tiện để tái cơ cấu doanh nghiệp có sự tham gia của đối tác nƣớc ngoài, thay đổi phƣơng thức quản lý, đổi mới công nghệ, điều chỉnh chiến lƣợc, chính sách, đào tạo lại nhân lực và tạo ra một thực thể kinh doanh mang lại giá trị gia tăng cao hơn đối với nền kinh tế. M&A là phƣơng tiện để thúc đẩy nhanh chóng quá trình đa dạng hoá sở hữu đƣợc coi là tiền đề để tăng trƣởng cao về kinh tế và chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế. M&A có thể dẫn đến sự tập trung hoá kinh tế quá mức và gây ra tình trạng độc quyền, lũng đoạn trong nền kinh tế, hình thành cấu trúc thị trƣờng mới.
Đối với ngƣời lao động, M&A là phƣơng thức thay đổi thu nhập và việc làm. M&A cũng có thể gây ra tình trạng mất việc làm của ngƣời lao động khi diễn ra tái cấu trúc theo hƣớng giảm lao động giản đơn và tăng lao động có tay nghề hoặc thay thế lao động bằng các loại thiết bị công nghệ cao. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, M&A tạo áp lực để phát triển kỹ năng, thay đổi thái độ và mở rộng tầm nhìn, nâng cao hiệu quả công việc.
Đối với xã hội, M&A có thể tạo khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sự thay đổi cơ cấu của doanh nghiệp, cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ và sản
70
phẩm. Những ảnh hƣởng về mặt xã hội đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm đối với những lao động bị mất việc làm có vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định đời sống ngƣời lao động cũng nhƣ sự ổn định của xã hội. Đồng thời, M&A cũng có khả năng tạo ra những việc làm mới và mang lại thu nhập cao hơn trƣớc đó cho ngƣời lao động.
* Quan điểm 2: Nhận thức đầy đủ và toàn diện vấn đề bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, doanh nghiệp, ngƣời lao động Việt Nam cũng nhƣ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi thực hiện các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài
Lợi ích của nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động Việt Nam là những khoản lợi ích cần đƣợc bảo vệ triệt để theo những nguyên tắc của nền kinh tế thị trƣờng trong mọi hoàn cảnh và điều kiện có thể. Các khoản lợi ích này luôn có sự thống nhất với nhau mặc dù không hoàn toàn giống nhau trong nhiều trƣờng hợp. Các loại tài sản và nguồn vốn của nhà nƣớc đƣợc giao cho doanh nghiệp một tỷ lệ nhất định và ngƣời lao động đƣợc hƣởng lợi từ các loại tài sản và nguồn vốn đó. Vấn đề bảo vệ các khoản lợi ích này cần quán triệt hai khía cạnh. Thứ nhất, các loại tài sản và nguồn vốn nhà nƣớc, doanh nghiệp và của ngƣời lao động phải đƣợc bán hoặc chuyển nhƣợng cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với giá thấp nhất là giá bình thƣờng trên thị trƣờng. Với cách tiếp cận này, sự thua thiệt do định giá tài sản và chuyển nhƣợng không xẩy ra ngoại trừ có những thay đổi có tính chất đột ngột. Thứ hai, các loại tài sản và nguồn vốn này đƣợc bảo vệ cũng có nghĩa là nó phải đƣợc sinh lợi theo đúng bản chất sinh lợi của chúng theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành có tính đến điều kiện hội nhập của nền kinh tế. Theo cách xem xét đó, tài sản và vốn của nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động cũng cần đƣợc sử dụng sao cho bảo đảm có hiệu quả cao nhất nghĩa là chúng phải đƣợc giao cho ngƣời có khả năng sử dụng tốt nhất. Việc để tài sản và nguồn vốn của nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động sử dụng kém hiệu
71
quả cũng đống nghĩa với việc không bảo vệ đƣợc tài sản và nguồn vốn của nhà nƣớc, doanh nghiệp và của ngƣời lao động, vừa gây thất thoát hữu hình hoặc vô hình và nguồn lực không đƣợc sử dụng tối ƣu. Đây có thể coi là một sự lãng phí không thể chấp nhận đƣợc trong cơ chế thị trƣờng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự lãng phí còn dẫn đến tình trạng tụt hậu và sự quan liêu của bộ máy quản lý. Từ cách xem xét đó có thể thấy, M&A có yếu tố nƣớc ngoài cần đƣợc định hƣớng và thậm chí đƣợc khuyến khích phát triển nhằm tạo khả năng sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động. Đây là một bộ phận hữu cơ và là một kênh quan trong trong chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Việc bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng cần đƣợc coi trọng trên cơ sở nguyên tắc các bên tham gia cùng có lợi. Vì thế các khoản lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thu đƣợc từ việc thực hiện giao dịch M&A cần đƣợc bảo hộ. Đây là biện pháp tạo động lực cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện nhiều hơn các M&A.
* Quan điểm 3: Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam gắn với việc triệt để thực hiện các hiệp định quốc tế và cam kết của Việt Nam trong WTO
Việc mở cửa thị trƣờng gắn với các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định quốc tế và các cam kết quốc tế trong WTO. Hệ thống các điều khoản trong các hiệp định, các cam kết quốc tế, về thực chất, là mức chấp thuận mở cửa thị trƣờng các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam theo các nguyên tắc về tự do hoá thƣơng mại toàn cầu. Việc hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý chịu ảnh hƣởng rất lớn các hiệp định quốc tế, nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế nhƣ tỷ lệ vốn và tài sản nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép chiếm giữ cũng nhƣ thời gian đƣợc phép. Việc hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý cần tránh vi phạm các nguyên tắc cơ bản của WTO nhƣ
72
nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, minh bạch và có thể dự đoán...không vi phạm các quy định về trợ cấp đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nƣớc. Việc xây dựng các quy định pháp luật đòi hỏi tuân thủ nhất quán và nghiêm túc các hiệp định quốc tế, nguyên tắc và các hiệp định của WTO để tránh tình trạng tốn kém kinh phí điều chỉnh trong tƣơng lai. Những lĩnh vực đƣợc phép M&A phải đƣợc công bố rõ ràng và cụ thể với cả các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Trong quá trình xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến M&A có yếu tố nƣớc ngoài, cần quán triệt giá trị pháp lý của các quy định quốc tế và trong nƣớc có giá trị trên lãnh thổ Việt Nam. Tính pháp lý của các quy định này thể hiện: các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn và thông qua có giá trị pháp lý cao nhất nghĩa là nó có khả năng thay thế cho tất cả các quy định pháp lý trong nƣớc khác trái với chúng. Tiếp theo là hiệu lực pháp lý của các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã chấp thuận và sau đó là hiệu lực pháp lý của các quy định trong pháp luật của Việt Nam. Khi xử lý các vấn đề phát sinh từ thực tiễn giao dịch M&A có yêu tố nƣớc ngoài cần phải tuân theo nguyên tắc thứ bậc về giá trị pháp lý của các quy định. Nếu các quy định trong nƣớc trái với các nguyên tắc và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn và thông qua thì trƣớc hết phải ƣu tiên tuân thủ nghiêm tức các nguyên tắc và cam kết quốc tế.
Mối quan hệ biện chứng giữa các quan điểm cần đƣợc quán triệt trong quá trình hoạch định, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách cũng nhƣ thực hiện các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có yếu tố nƣớc ngoài. (xem hình 3.1)
73
Hình 3.1: Mối quan hệ biện chứng giữa các quan điểm [8,tr93]
3.2.4.2. Giải pháp về hoàn thiện chính sách, luật pháp và quy định liên quan đến M&A có yếu tố nƣớc ngoài
Trƣớc mắt, cần có một văn bản hƣớng dẫn về M&A và giai đoạn tiếp theo có thể tiến tới xây dựng một nghị định độc lập của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam để bảo đảm tính minh bạch và hoàn chỉnh của chính sách và pháp luật.
Từ việc phân tích cụ thể những yếu tố thuận lợi và cản trở đối với M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam, có thể thấy các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài diễn ra phức tạp, có liên quan cả về mặt luật pháp, kinh tế, quản lý, văn hoá, an ninh quốc gia...để tăng cƣờng quản lý M&A có yếu tố nƣớc ngoài này, cần có các giải pháp khác nhau từ nhiều góc độ: nhà nƣớc, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài...cùng với các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các giải pháp này.
Các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài diễn ra khá phức tạp và có liên quan đến nhiều khía cạnh nhƣ pháp luật, kinh tế, thủ tục hành chính, khả năng cạnh tranh, thói quen, tập quán kinh doanh....Việc ban hành chính sách, luật pháp và các quy định về M&A có yếu tố nƣớc ngoài là hết sức cần thiết nhằm hình thành khung pháp lý cũng nhƣ hình thành cơ chế quản lý, tập quán
Tôn trọng tính khách quan M&A Bảo vệ triệt để lợi ích các bên Tuân thủ các cam kết trong WTO
74
kinh doanh và xử lý có hiệu quả các M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam. Các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài là giao dịch mang bản chất thƣơng mại cho nên chúng có phát sinh lợi nhuận. Việc ban hành mới chính sách, luật pháp và các quy định cần tiến hành đồng thời với quá trình rà soát các chính sách hiện có, phân tích cụ thể các tác động của các chính sách, luật pháp và các quy định. Thống nhất lại cách hiểu và cách giải thích về bản chất M&A có yếu tố nƣớc ngoài. Những vƣớng mắc về chính sách và pháp luật cùng với xu hƣớng M&A diễn ra mang nặng tính tự phát thể hiện ở việc chƣa có một văn bản độc lập điều chỉnh và hƣớng dẫn các giao dịch về M&A có yếu tố nƣớc ngoài để có thể điều chỉnh đƣợc tất cả các khía cạnh mang tính đặc thù của loại giao dịch này. Để bảo đảm tính thống nhất cũng nhƣ bảo đảm tính rõ ràng và minh bạch của các quy định này, cần xây dựng và áp dụng có một văn bản pháp luật độc lập tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài. Trƣớc mắt, cần có một văn bản hƣớng dẫn về M&A và giai đoạn tiếp theo có thể tiến tới xây dựng một nghị định độc lập của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam để bảo đảm tính minh bạch và hoàn chỉnh của chính sách và pháp liật..
Những vấn đề cần làm sáng rõ trong quy định của chính phủ liên quan đến M&A có yếu tố nƣớc ngoài bao gồm các khái niệm có tính chất nền tảng liên quan đến M&A có yếu tố nƣớc ngoài nhƣ sáp nhập, mua lại, hợp nhất, thôn tín, thâu tóm, chuyển nhƣợng…có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam. Các hình thức thực hiện M&A nhƣ chuyển nhƣợng cổ phần, mua lại vốn góp, mua lại tài sản, thâu tóm, sáp nhập, trao đổi cổ phần...cần đƣợc làm rõ về nội hàm kinh tế và hình thức pháp lý. Các trƣờng hợp ngoại lệ, các vấn đề phát sinh, hệ quả của các vấn đề này cũng nhƣ trình tự thủ tục để xử lý các vƣớng mắc phát sinh.
75
Cần quy định rõ các lĩnh vực đƣợc phép M&A, các lĩnh vực M&A có điều kiện và các lĩnh vực bị cấm M&A, tỷ lệ mua lại đƣợc phép của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, vấn đề định giá tài sản khi tiến hành M&A, vấn đề giải quyết lao động và đào tạo nguồn nhân lực, các biện pháp về nghĩa vụ tài chính và khuyến khích của nhà nƣớc, phân cấp quản lý M&A, thời hạn thực hiện và vấn đề chuyển giao sở hữu, chuyển giao không bồi hoàn trong M&A, giải quyết tranh chấp phát sinh, các hình thức chế tài liên quan đến hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trƣờng khi thực hiện M&A có yếu tố nƣớc ngoài, các trƣờng hợp M&A đối với các doanh nghiệp đã niêm yết và đối với các doanh nghiệp chƣa niêm yết…Đồng thời, cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện M&A có yếu tố nƣớc ngoài để giảm thiểu những thiệt hại về lợi ích của bên Việt Nam do chua có kinh nghiệm và kiến thức về M&A có yếu tố nƣớc ngoài từ bƣớc phân tích tình hình, tìm hiểu đối tác, thƣơng thảo từng bƣớc, đánh giá tài sản và các hệ thống mạng lƣới, tiến hành đàm phán để soạn thảo hợp đồng hoặc thoả thuận mua- bán, hợp nhất...và đi đến thực hiện.
Song song với việc ban hành quy định mới và mang tính độc lập, cụ thể và có hệ thống về M&A có yếu tố nƣớc ngoài, cần tiến hành nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm nƣớc ngoài về M&A có yếu tố nƣớc ngoài để làm bài học đối với Việt Nam. Đặc biệt cần phân tích và học hỏi kỹ lƣỡng kinh nghiệm của các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, nơi diễn ra thƣờng xuyên và với cƣờng độ cao các giao dịch M&A để phục vụ cho việc tổ chức các giao dịch M&A có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam.