Thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ vay tiền của các Tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng (Trang 65)

- Điều kiện bảo lãnh: Để được ngân hàng bảo lãnh, cần có đủ các điều kiện sau: Phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

3.1. Thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ vay tiền của các Tổ chức tín dụng

hệ vay tiền của các Tổ chức tín dụng

Tình hình bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Việt Nam trong những năm qua là một trong những kết quả quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giao dịch; điều này đồng nghĩa với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Trong hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp,

các tổ chức tín dụng được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau như ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài,... cùng với sự phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ hoạt động, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cũng đã được các tổ chức tín dụng quan tâm và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Trước năm 1993, hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự còn mang tính chất manh mún, không chuyên nghiệp và chủ yếu phát sinh trong đời sống dân sự với những giao dịch có giá trị không lớn. Quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh dựa trên quan hệ thân quen, người bảo lãnh không phải là chuyên nghiệp và không nhằm mục đích lợi nhuận. Sau năm 1993, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mở, số lượng các giao dịch tăng nhanh, nhu cầu được bảo đảm nghĩa vụ của các giao dịch cũng tăng theo. Nói riêng trong lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng, sau khi các quy định về bảo lãnh ngân hàng, hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng cũng phát triển nhanh chóng, doanh số bảo lãnh liên tục tăng qua các năm với tỷ lệ trung bình từ 20 đến 25%/năm trong giai đoạn 1993 - 1998. Trong năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng bị chững lại; các tổ chức tín dụng cơ bản chỉ tập trung cho việc xử lý các hợp đồng bảo lãnh trước đó. Từ năm 2000 đến nay, nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đã được phục hồi, hoạt động quy mô và có sự tăng trưởng đáng kể không chỉ về doanh số mà còn đi sâu vào chất lượng bảo lãnh. Điều đó được thể hiện thông qua số lượng các giao dịch được bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với cơ cấu khách hàng, trong những năm 2000, cơ cấu khách hàng được các tổ chức tín dụng bảo lãnh chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp dân doanh và các chủ thể khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân cũng đã được tiếp cận với hình thức bảo lãnh bảo đảm

nghĩa vụ này. Nếu như năm 2000, các doanh nghiệp nhà nước được các tổ chức tín dụng bảo lãnh khoảng 12.000 tỷ đồng, doanh nghiệp khác là khoảng 3.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 90% thì đến năm 2009, khách hàng là doanh nghiệp nhà nước được các tổ chức tín dụng bảo lãnh khoảng 22.000 tỷ đồng, trong khi đó, các doanh nghiệp khác khoảng 6.000 tỷ đồng (nguồn Ngân hàng Nhà nước). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê các tranh chấp liên quan đến bảo lãnh được thụ lý, giải quyết thông qua con đường Tòa án, cho thấy số lượng án loại này có chiều hướng gia tăng, cụ thể:

- Năm 2005, toàn ngành Tóa án đã thụ lý và giải quyết 243 vụ án tranh chấp dân sự, thương mại có liên quan đến hợp đồng bảo lãnh. Trong đó chiếm tới 85% các vụ án có một bên là các tổ chức tín dụng hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp, chỉ có 15% các vụ án có người bảo lãnh không phải là các tổ chức bảo lãnh chuyên nghiệp.

- Đến năm 2006 là 282 vụ, năm 2007 là 312 vụ, năm 2008 là 358 vụ, năm 2009 là 372 vụ. Cũng tương tự như những năm trước, số lượng án liên quan đến tranh chấp hợp đồng bảo lãnh vẫn xảy ra chủ yếu đối với người bảo lãnh là tổ chức tín dụng có hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp và việc bảo lãnh cho người thân đi lao động học tập ở nước ngoài. Với số liệu tham khảo về hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trong 3 năm liên tiếp, có thể rút ra một số kết luận:

+ Số lượng án tranh chấp loại này đang ngày càng gia tăng khoảng 15% năm. Điều này phần nào phản ánh thực trạng ngày càng có nhiều giao dịch dân sự được bảo đảm thực hiện bằng hình thức bảo lãnh của người thứ ba.

+ Các giao dịch có bảo lãnh chủ yếu phát sinh giữa một bên là các tổ chức tín dụng và bên còn lại có thể là các doanh nghiệp nhà nước hoặc cá nhân. Hầu như không có hoặc không đáng kể các hợp đồng bảo lãnh giữa các cá nhân với nhau. Có thể do tính chất của loại bảo lãnh này dựa trên cơ sở mối quan hệ thân thích giữa người được bảo lãnh và người bảo lãnh. Do vậy,

khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu người được bảo lãnh không có khả năng trả nợ thì người bảo lãnh sẽ trả thay và quan hệ về quyền và nghĩa vụ của họ sẽ được giải quyết êm đẹp bằng tình cảm mà không cần đến sự can thiệp của Toà án.

Mặt khác, có thể do tâm lý của đa số những người khi tham gia giao dịch đều muốn có một tài sản cụ thể để bảo đảm cho nghĩa vụ (bảo đảm đối vật) bằng cách cầm cố hoặc thế chấp một tài sản nào đó và trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ của họ có quyền kiểm soát, quản lý đối với tài sản đó. Với doanh số bảo lãnh và tỷ trọng cơ cấu khách hàng trong hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng nêu trên, cùng với các số liệu tham khảo từ hoạt động xét xử của ngành Tòa án, chúng ta có thể thấy rằng, với nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ như hiện nay, việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là hướng đi đúng của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế đang có cơ hội to lớn để tiếp cận với nền công nghệ và khoa học tiên tiến, kỹ thuật công nghệ cao. Cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tìm đến sự hỗ trợ bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện hợp đồng tại các tổ chức tín dụng là điều tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để khuyến khích phát triển các giao dịch có bảo đảm bằng bảo lãnh trong đời sống dân sự, một mặt cần hoàn thiện khung pháp lý về bảo lãnh. Mặt khác cần cải cách mạnh mẽ hoạt động của Tòa án, cũng như các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan, để các tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ hoạt động bảo lãnh được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, người có quyền cảm thấy an tâm với nghĩa vụ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)