Hợp đồng bảo lãnh vô hiệu

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng (Trang 53 - 56)

- Điều kiện bảo lãnh: Để được ngân hàng bảo lãnh, cần có đủ các điều kiện sau: Phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

2.6.4. Hợp đồng bảo lãnh vô hiệu

Hợp đồng bảo lãnh là một loại giao dịch dân sự, vì vậy hợp đồng này sẽ bị vô hiệu theo các quy định chung của pháp luật dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích các trường hợp giao dịch dân sự

vô hiệu, ngoài ra sẽ xem xét các trường hợp đặc biệt dẫn đến hợp đồng bảo lãnh vô hiệu.

Người tham gia hợp đồng bảo lãnh không có năng lực hành vi dân sự,

khi hợp đồng bảo lãnh do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.

Người tham gia xác lập hợp đồng không đúng thẩm quyền, chủ thể tham gia hợp đồng bảo lãnh phải là người từ đủ 18 tuổi và không bị hạn chế, mất năng lực hành vi. Nếu một người chưa đủ 18 tuổi, hoặc đã đủ 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi theo quy định tại Điều 22, 23 Bộ luật Dân sự tham gia giao kết hợp đồng bảo lãnh để bảo lãnh cho một nghĩa vụ dân sự, thì hợp đồng đó đương nhiên bị vô hiệu (vô hiệu tuyệt đối). Đối với pháp nhân tham gia bảo lãnh, người giao kết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân (có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Dân sự. Vậy, nếu một người không có quyền đại diện cho pháp nhân xác lập hợp đồng bảo lãnh, về nguyên tắc hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. Tuy nhiên, nếu sau khi đã xác lập hợp đồng và pháp nhân được đại diện đã biết và đồng ý với việc giao kết hợp đồng đó thì hợp đồng bảo lãnh không bị vô hiệu theo Điều 145 Bộ luật Dân sự.

Một trường hợp nữa cũng có thể phát sinh từ hợp đồng do người đại diện của pháp nhân ký kết, hợp đồng vượt qua phạm vi thẩm quyền đại diện. Hợp đồng này chỉ bị vô hiệu một phần, tức là phần vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện. Nếu pháp nhân được đại diện biết và chấp nhận cả phần vượt quá thì hợp đồng bảo lãnh sẽ không bị vô hiệu theo Điều 146 Bộ luật Dân sự.

Hợp đồng bảo lãnh giả tạo, theo quy định của pháp luật khi hợp đồng bảo lãnh được các bên thỏa thuận ký kết nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ

với người thứ ba, với xã hội hoặc nhằm che giấu một hành vi nào đó, đặc biệt là hành vi bất hợp pháp thì hợp đồng đó phải bị tuyên bố vô hiệu theo Điều 129 Bộ luật Dân sự. Tính chất vô hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự khi các bên xác lập giao dịch một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này tức Bộ luật dân sự.

Nhầm lẫn, đối với hợp đồng bảo lãnh thì khi một trong các bên giao kết hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung giao kết hợp đồng, mà sự nhầm lẫn này là kết quả trực tiếp từ lỗi vô ý của phía bên kia thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu thay đổi nội dung giao kết hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu theo Điều 131 Bộ luật Dân sự.

Lừa dối, khi xem xét cần phải xác định xem xét kỹ yếu tố lừa dối để tuyên bố hợp đồng bảo lãnh vô hiệu. Các vấn đề cần phải xem xét là: thứ nhất, có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên; thứ hai, người nghe phải không biết đến sự sai lệch và đã tin vào sự sai lệch đó mà tham gia hợp đồng; thứ ba, phải có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế khi xem xét phải kết hợp các yếu tố một cách hợp lý, bởi vì mọi yếu tố này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phải phù hợp với tính chất khách quan của vụ án.

Ngoài ra, lừa dối trong hợp đồng bảo lãnh có thể còn là hành vi cố ý của người thứ ba nhằm làm cho bên bảo lãnh hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng đó. Người thứ ba trong quan hệ này có thể là người được bảo lãnh hoặc là người thứ ba bất kỳ. Cũng cần phải phân biệt rõ, nếu người thứ ba có liên quan đến một trong các bên tham gia hợp đồng và hành động bì mục đích của phía bên này, thì hợp đồng đó phải được tuyên bố vô hiệu. Ngược lại, nếu người thứ ba không liên quan đến các bên và họ hành động không nhằm mục đích gì, hoặc vì một mục đích khác thì hợp đồng này không thể bị tuyên bố vô hiệu.

Hợp đồng bảo lãnh vi phạm điều kiện về hình thức, đối với hợp đồng bảo lãnh thì hình thức của hợp đồng phải là bằng văn bản. Trong nhiều trường hợp, hình thức bằng văn bản của hợp đồng bảo lãnh chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ, để hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, Điều 362 Bộ luật Dân sự đã quy định: Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực. Như vậy, nếu hợp đồng bảo lãnh không đảm bảo các điều kiện nói trên thì sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)