Quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng (Trang 27 - 28)

- Điều kiện bảo lãnh: Để được ngân hàng bảo lãnh, cần có đủ các điều kiện sau: Phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

2.3. Quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay khi nghĩa vụ chưa đến hạn. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì thời điểm phát sinh nghĩa vụ của bên bảo lãnh là từ khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, do đó, tại Khoản 1 Điều 366 Bộ luật Dân sự quy định rằng: khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh không có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh. Nếu các bên đã thỏa thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì dù người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, người nhận bảo lãnh cũng không được yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho đến khi có đủ căn cứ để khẳng định người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, đối với trường hợp bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện

hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hay không? Vì nếu áp dụng khoản 1 Điều 366 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp này chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên được bảo lãnh như trong thỏa thuận giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, thì bên nhận bảo lãnh phải nêu rõ lý do trong thông báo về việc bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn đối với căn cứ được quy định tại Điều 41 Nghị định số 163/NĐ-CP như đã phân tích ở trên.

Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý, kể từ thời điểm được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Kể từ thời điểm thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Đồng thời có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền của bên nhận bảo lãnh phải chấm dứt hành vi đó.

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)