Hình thức bảo lãnh

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng (Trang 26 - 27)

- Điều kiện bảo lãnh: Để được ngân hàng bảo lãnh, cần có đủ các điều kiện sau: Phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

2.2. Hình thức bảo lãnh

Để xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia biện pháp bảo đảm bảo lãnh, bảo lãnh phải được lập thành văn bản. Theo quy định hiện hành về hình thức bảo lãnh thì "việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính" [20]. Theo quy định trên thì việc bảo lãnh do các bên tự lựa chọn hình thức lập hợp đồng theo hình thức lập văn bản riêng; hoặc ghi trong hợp đồng chính. Điều đó có những thuận lợi nhất định cho cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện bảo lãnh. Văn bản bảo lãnh cần có các nội dung sau:

- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng bảo lãnh;

- Tên, địa chỉ của các bên (người bảo lãnh, người được bảo lãnh, người nhận bảo lãnh);

- Nghĩa vụ được bảo lãnh;

- Phạm vi bảo lãnh (bảo lãnh một phần hay bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ); - Danh mục, số lượng, chủng loại, giá trị, đặc điểm tài sản bảo lãnh;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Các phương thức xử lý tài sản bảo lãnh; - Các thỏa thuận khác.

Văn bản bảo lãnh có thể được thực hiện bằng hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng riêng biệt hoặc nội dung bảo lãnh được thể hiện trong hợp đồng thực hiện nghĩa vụ dân sự chính giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Văn bản bảo lãnh cũng có thể thể hiện dưới dạng văn bản cấp bảo lãnh trong các trường hợp là bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam đối với các nghĩa vụ dân sự của bên được bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)