Yêu cầu về hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng (Trang 77 - 79)

- Điều kiện bảo lãnh: Để được ngân hàng bảo lãnh, cần có đủ các điều kiện sau: Phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

3.3.1. Yêu cầu về hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động ngân hàng nói riêng luôn đặt ra trước yêu cầu của nền kinh tế hội nhập, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc xây dựng và dần hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn sau đây:

- Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm gần đây có ảnh hưởng quyết định tới toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta, trong đó có pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, pháp luật

về bảo lãnh trong hoạt động ngân hàng. Cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, phát huy nội lực, bảo đảm sự bình đẳng đối với các thành phần kinh tế đã tạo cho hệ thống pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ở nước ta có sự thay đổi. Các quy định về các biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động ngân hàng nói riêng đang được hoàn thiện, tiến tới một chuẩn mực chung của thông lệ quốc tế trong nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng yêu cầu của đường lối đổi mới mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường thì hệ thống pháp luật về bảo lãnh cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

- Sự phát triển và đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng trong điều kiện hội nhập là một yêu cầu bức xúc đối với nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây. Đối với nền kinh tế thị trường, hoạt động bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, nó không chỉ đơn thuần là dịch vụ ngân hàng mà điều quan trọng đó là sự tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

- Thực trạng và những vấn đề đặt ra về pháp luật bảo lãnh trong hoạt động ngân hàng nêu tại chương 2 cho thấy còn nhiều nội dung cần được xem xét để hoàn thiện như bản chất của bảo lãnh ngân hàng, để từ đó đưa ra những quy định, khái niệm, thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh cho phù hợp.

- Yêu cầu về mặt hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề đặt ra trước mắt và cấp thiết đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, yêu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của hệ thống ngân hàng phải có những thay đổi đáng kể để phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Trong đó các quy định của pháp luật được thể hiện thông qua sự thống nhất đối với các quy định của pháp luật trong nước và các quy tắc, thông lệ quốc tế trong hoạt

động ngân hàng, việc chấp nhận những quy tắc tạo sự phù hợp giữa pháp luật Quốc gia và quy tắc, thông lệ Quốc tế sẽ đảm bảo cho việc thực hiện các quy định được thống nhất và ổn định.

Từ những yêu cầu về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn nêu trên, chúng tôi cho rằng pháp luật về bảo lãnh trong hoạt động ngân hàng cần được hoàn thiện những nội dung sau:

- Pháp luật về bảo lãnh trong hoạt động ngân hàng là một bộ phận đặc thù của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

- Hoàn thiện các quy định về bản chất của bảo lãnh, chủ thể quan hệ bảo lãnh, hình thức bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của các bên, đối tượng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Hoàn thiện các quy định tại các văn bản pháp luật liên quan đến bảo lãnh ngân hàng.

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)