Bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất đều phải có một năng lực tài chính nhất định, nghĩa là phải có vốn và tài sản cần thiết như là các máy móc, nhà xưởng, vật tư, vốn lưu động…Doanh nghiệp có trách nhiệm là huy động và tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vì sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mà thiếu vốn hoạt động sẽ làm hiệu quả sản xuất kinh doanh không tốt và tất nhiên là ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, và ngược lại nếu có khả năng tài chính ổn định và dồi dào thì sẽ có nhiều cơ hội nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường.
Khi đánh giá năng lực tài chính người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán:
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
Tổng tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết một đồng nợ được bảo đảm bằng bao nhiêu tài sản lưu động.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tổng tiền mặt Nợ ngắn hạn
25
Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn
Tỷ lệ nợ =
Tổng nợ Tổng vốn
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:
Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu =
Lợi nhuận Doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được, chỉ số này càng cao càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư =
Lợi nhuận Vốn đầu tư
Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng đem vào đầu tư thì sinh được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ số này càng cao càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận thuần Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì sinh được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ số này càng cao càng tốt.