Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể

Một phần của tài liệu Hình thức Hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 32)

Với ý nghĩa là phương tiện công bố ý chí của các bên hợp đồng, hình thức hợp đồng còn bao gồm cả việc biểu hiện ý chí của chủ thể ra bên ngoài bằng một hành vi cụ thể - đó là hành động, là xử sự có ý thức của các bên.

Hành vi cụ thể là một hình thức thể hiện của hợp đồng, hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được thể hiện bằng hành động thuần túy.

Hợp đồng có thể được xác lập thông qua hành vi nhất định theo quy ước đã định trước. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được thể hiện ra bên ngoài khá đa dạng. Hành vi cụ thể thường được sử dụng để xác lập các hợp đồng thông dụng. Ví dụ như mua nước ngọt bằng máy tự động, gọi điện thoại tự động... Hợp đồng có thể được xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên tại nơi giao kết. Hiệu lực của hợp đồng phát sinh tại thời điểm một hoặc các bên chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.

Hình thức hợp đồng bằng hành vi được sử dụng phổ biến trong các hoạt động dịch vụ dành cho số đông đại chúng mà bên cung cấp dịch vụ đã có quy chế hoạt động rõ ràng đã được công bố hoặc giữa các bên đã có sự thỏa thuận về việc một bên chấp nhận hành vi cụ thể của bên kia như là một hình thức giao kết, thực hiện hợp đồng theo những quy ước mà các bên đã cam kết chấp nhận. Một hợp đồng có thể được thiết lập do ngầm hiểu hành vi. Ví dụ, một khách hàng vào siêu thị chọn một món hàng có niêm yết giá rồi ra bàn thu tiền trả tiền cho nhân viên, không ai nói với nhau lời nào cả. Đây là một hợp đồng mua bán đã được xác lập và thực hiện bằng hành vi.

Đây là hình thức giản tiện nhất trong giao kết hợp đồng. Các bên có thể xác lập quan hệ hợp đồng mà không cần có sự gặp gỡ, thương lượng tại địa điểm giao kết. Hình thức này sẽ ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta khi hệ thống bán hàng, cung cấp dịch vụ tự động được triển khai rộng rãi, thẻ thanh toán được nhiều người sử dụng và tiền xu được đưa vào lưu thông.

Nhà làm luật cũng thừa nhận và quy định các hợp đồng được giao kết bằng hành vi, kết hợp với những nghi thức đặc biệt khác do luật định. Ví dụ, nghi thức gõ búa hoặc rung chuông trong hoạt động bán đấu giá tài sản.

Pháp luật hiện hành cũng thừa nhận hợp đồng được xác lập bằng hành vi cụ thể trong các trường hợp đặc biệt, gọi là hợp đồng thực tế. Theo đó, hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà hiệu lực của nó phát sinh tại thời điểm các bên thực tế đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng tặng cho tài sản thông thường, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản. Trong các hợp đồng này, hành vi giao - nhận tài sản là hình thức biểu hiện chủ yếu của hợp đồng. Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm tài sản được chuyển giao từ một bên cho bên kia.

Trong nhiều trường hợp, khi một bên biết rõ nội dung lời đề nghị giao kết hợp đồng từ phía bên kia và thể hiện đồng ý xác lập hợp đồng bằng một hành vi cụ thể, đã chuyển tín hiệu đồng ý đến cho bên kia biết, thì hành vi cụ

thể đó cũng được coi như hình thức biểu hiện của hợp đồng. Ví dụ, A hỏi mượn xe của B, tuy B không trả lời đồng ý bằng lời nói hoặc bằng văn bản, nhưng B đã tự mang xe đến giao cho A, thì hành vi của B giao xe cho A là hành vi xác lập hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hình thức Hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)