Pháp luật hợp đồng và hình thức hợp đồng thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay

Một phần của tài liệu Hình thức Hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 25 - 29)

mạng tháng 8 năm 1945 đến nay

Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật cho phép tiếp tục áp dụng các luật lệ của chế độ cũ nhưng với điều kiện không được trái với các nguyên tắc của Sắc lệnh này. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển pháp luật của nhà nước dân chủ nhân dân nói chung, pháp luật về dân sự, trong đó có những quy định liên quan đến hợp đồng nói riêng. Sắc lệnh quy định: "Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân" (Điều 1) hay "Người ra chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân" (Điều 12)... Đây đều là những nguyên tắc hết sức cơ bản và tiến bộ của nhà nước dân chủ nhân dân.

Từ năm 1954, đất nước bị chia cắt làm hai miền. Ở miền Nam, dưới chế độ ngụy quyền miền Nam, quan hệ hợp đồng tiếp tục được điều chỉnh chủ yếu bằng quy định của Bộ Dân luật Trung kỳ và Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ. Sau này, quan hệ hợp đồng được điều chỉnh chủ yếu bởi hai đạo luật: Bộ

luật Dân sự Sài Gòn năm 1972 và Bộ luật Thương mại. Ở miền Bắc, bên cạnh Bộ Dân luật Bắc Kỳ còn có Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh số 735/TTg ngày 10/4/1956 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 1959, Tòa án nhân dân tối cao đã ra Chỉ thị số 772-CT/TATC về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến. Với chỉ thị này, toàn bộ các luật lệ phong kiến trước đây đều bị đình chỉ áp dụng ở miền Bắc.

Năm 1960, Nhà nước ta ban hành "Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế", lần đầu tiên khái niệm "hợp đồng kinh tế" được xuất hiện trong các giao lưu dân sự, kinh tế. Ngày 10/3/1975, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/CP ban hành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Tiếp sau đó là một số thông tư, thông tư liên bộ của các bộ, ban, ngành để hướng dẫn thực hiện các quy định của Nghị định này trong từng lĩnh vực cụ thể. Đây là giai đoạn chúng ta bắt đầu thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa, và do vậy, các hợp đồng kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa được thiết lập, việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ loại này cũng được hình thành. Các tranh chấp về dân sự vẫn được giải quyết tại Tòa án và tranh chấp, vi phạm về hợp đồng kinh tế được giải quyết theo thủ tục tố tụng riêng về trọng tại tại cơ quan Trọng tài kinh tế nhà nước. Đây là thời điểm đánh dấu sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự.

Ngày 25/9/1989, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế được ban hành. Pháp lệnh là công cụ pháp lý quan trọng trong ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế giữa các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh quốc doanh giai đoạn này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu dân sự, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 đã không còn phù hợp với thực tiễn. Do vậy, năm 1991, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Hợp đồng dân sự. Văn bản này đã thực sự là cơ sở pháp lý quan trọng trong giao lưu dân sự ở nước ra cho đến khi có Bộ luật Dân sự năm 1995. Các tư tưởng, nội dung cơ bản của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự

năm 1991 đã được kế thừa và phát triển trong các quy định về hợp đồng của Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005.

Thực chất sự khác nhau cơ bản giữa nội dung của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 và Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 chính là mục đích ký kết hợp đồng. Trong hợp đồng kinh tế, mục đích ký kết là nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; còn mục đích của hợp đồng dân sự chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng. Điều này dẫn tới sự phân biệt một cách máy móc về mặt chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự, cơ chế giải quyết tranh chấp đối với hai loại hợp đồng này... và trên thực tế, đã dẫn đến những vấn đề nảy sinh rất phức tạp trọng việc áp dụng pháp luật để ký kết, giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Năm 1995, Bộ luật Dân sự ra đời. Khái niệm hợp đồng dân sự do Bộ luật này điều chỉnh thực chất đã bao trùm lên cả khái niệm hợp đồng kinh tế trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế nhưng về mặt pháp lý, nó không thay thế Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế. Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự nhìn chung là khá tiến bộ và phù hợp với thực tế, đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng. Đó là nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực và ngay thẳng. Hầu hết các quy định đều đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện cho việc áp dụng.

Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, một số quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 1995 không còn phù hợp với thực tế và trở lên lạc hậu so với sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay. Về mặt kỹ thuật lập pháp, có nhiều quy định còn chung chung, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, nhất là trong công tác xét xử. Bên cạnh đó, một số quy định mang tính nguyên tắc nhưng không được hoặc chậm được cụ thể hóa nên không được áp dụng trong thực tế. Trong khi tồn tại song song và đồng thời của hai loại hợp đồng kinh tế - dân sự còn đang gây nhiều tranh cãi thì năm 1997, Quốc hội ban hành Luật Thương mại điều chỉnh các

hành vi thương mại của thương nhân và quy định một số hợp đồng đặc thù trong lĩnh vực thương mại. Về mặt pháp lý, ba loại hợp đồng dân sự, kinh tế và thương mại song song cùng tồn tại nhưng chúng lại không có sự phân biệt và nhất quán trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, vì vậy, trên thực tế, sự ra đời của Luật Thương mại vô tình đã làm sâu sắc thêm những vấn đề vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn trong hệ thống các quy định về hợp đồng của chúng ta.

Trước tình hình đó, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI nước ta đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005, trong đó các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 được coi là các quy định của luật chung và có sự thống nhất với các quy định của Luật Thương mại. Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế năm 1989 chính thức bị bãi bỏ theo Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự (Nghị quyết số 45/2005/QH11).

Sau hơn 5 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005, Nhà nước ta tiếp tục đẩy mạnh chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được khởi xướng từ năm 1986. Sau gần 3 thập kỷ chuyển đổi, Việt Nam đã hình thành những điều kiện cần thiết để tiến tới một nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn. Tuy nhiên, để xây dựng một nền kinh tế thị trường đầy đủ, Việt Nam còn nhiều việc phải thực hiện, trong đó có yêu cầu bảo đảm các yếu tố cơ bản của thể chế pháp lý cho nền kinh tế thị trường. Trong thực tiễn hơn 5 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 đã phát sinh nhiều vướng mắc gây tranh luận về khoa học và thực tiễn áp dụng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thấu đáo tiến tới sửa đổi, bổ sung tránh trở thành rào cản giao lưu dân sự và phát triển kinh tế, thương mại. Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời đã khẳng định vị trí "luật gốc" của Bộ luật trong một hệ thống pháp luật dân sự thống nhất.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hình thức Hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 25 - 29)