Hoàn thiện quy định liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Một phần của tài liệu Hình thức Hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 99 - 101)

hiệu lực của hợp đồng

Từ các phân tích ở phần trên cho thấy quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo Luật Công chứng là chưa phù hợp với tính đa dạng của các giao dịch dân sự trên thực tế và nó không phù hợp với Bộ luật Dân sự.

Theo chúng tôi thì Khoản 3 điều 4 của Luật Công chứng cần thiết phải được bãi bỏ hoặc quy định lại cho phù hợp với Bộ luật Dân sự như sau: "Hợp

đồng, giao dịch được công chứng chứng nhận có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Do quy định hiện hành quá cứng nhắc và không phù hợp với thực tế

Mặt khác pháp luật về công chứng cần phải ghi nhận thêm hình thức công chứng các hợp đồng, giao dịch đã được các bên xác lập, sau đó mới đến cơ quan công chứng có thẩm quyền yêu cầu công chứng chứng nhận. Điều này nhằm mục đích công nhận những thỏa thuận đa dạng trên thực tế - Các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm khác. Hơn thế nữa, việc bổ sung chế định nêu trên là phù hợp với nguyên tắc "Giao dịch dân sự vi phạm hình thức có thể không bị vô hiệu" được quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự. Theo chúng tôi pháp luật nên tôn trọng và công nhận thỏa thuận của các bên về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Để phù hợp với nguyên tắc công chứng, theo chúng tôi pháp luật công chứng nên quy định cho công chứng viên chứng nhận gián tiếp hợp đồng đã được các bên xác lập trước đó. Nghĩa là bằng một văn bản tại thời điểm công chứng chứng nhận các bên giao dịch thừa nhận toàn bộ các điều khoản mà các bên đã ký trước đó, đương nhiên là có điều khoản về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Chúng ta cần thiết phải sửa đổi Luật Công chứng là vì theo nguyên tắc thì Luật Công chứng chỉ là pháp luật về hình thức hợp đồng và như thế không nên quy định quá sâu vào nội dung của hợp đồng vì như thế không phù hợp với các luật nội dung khác. Như phân tích trên thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là điều khoản nội dung hợp đồng và cần được pháp luật ghi nhận để phù hợp với các hình thức của giao dịch dân sự. Do vậy, không nên quy định cứng nhắc như Luật Công chứng hiện hành.

3.2.3. Phổ biến phá p luật, nâng cao nhận thức , ý thức pháp luật trong xã hội trong xã hội

Không thể phủ nhận, việc có nhiều giao dịch dân sự bị tuyên bố bị vô hiệu trong hời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau: hoặc do các bên chưa hiểu những quy định của pháp luật hoặc cố ý lợi dụng những kẽ hở của pháp luật còn chưa chặt chẽ. Một bộ phận người dân còn ít tiếp xúc, chưa được tuyên truyền, giải thích để có một hiểu biết căn bản về pháp luật dân sự,

pháp luật về hợp đồng nên dễ dàng bị đưa vào tình huống bất lợi. Ví dụ có nhiều người cho rằng sau khi ký kết hợp đồng thì hợp đồng đương nhiên có hiệu lực mà không cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ như hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…

Chính vì việc nhận thức còn hạn chế, cũng như ý thức pháp luật của người dân chưa cao, cần có kênh phổ biến pháp luật đến người dân một cách kịp thời cùng với những yêu cầu khắt khe về trách nhiệm của những người có nhiệm vụ tại cơ quan công chứng, chứng thực trong việc giải thích nội dung của giao dịch và quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề đó. Việc tuyên truyền cần được thực hiện dưới nhiều hình thức, thông qua các kênh tuyên truyền khác nhau (thông qua báo cáo viên, phương tiện truyền thông phát thanh, truyền hình, viết báo, tạp chí chuyên ngành, thông qua hội thảo, tập huấn, tọa đàm…). Đối với mỗi nhóm đối tượng khác nhau (lứa tuổi¸ giới tính, ngành nghề, dân tộc…) cần có các hình thức và nội dung tuyên truyền phù hợp.

Một phần của tài liệu Hình thức Hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 99 - 101)