Phương hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 49)

thời gian tới.

Quan điểm chính sách phát triển thủy sản đến 2020 của Việt Nam.

- Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển.

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm.

- Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển thủy sản. Xác định nông, ngư dân và doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự gắn kết lợi ích giữa nông dân, ngư dân và doanh nghiệp là khâu đột phá trong quá trình đổi mới ngành thủy sản. Tiếp tục bố trí, sắp xếp lại dân cư và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa làng cá là yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp nghề cá có sự tham gia của cộng đồng và mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản và xã hội nghề cá bền vững.

Phương hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian tới.

Hiện nay, Việt Nam đang có lợi thế cả về sản lượng và chất lượng thuỷ sản. Về chất lượng, thuỷ sản Việt Nam ngày càng đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe hơn từ thị trường Nhật Bản. Giá thành sản phẩm cạnh tranh so với các nước trong khu vực, cho nên xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện đang chiếm thị phần đáng kể.

Sản phẩm thuỷ sản vô cùng đa dạng, chưa kể đến cùng loại sản phẩm mà do các nhà máy sản xuất khác nhau lại có thị trường chấp nhận khác nhau, thì chắc chắn rằng một số thị trường rất tốt cho các loại sản phẩm này thì chưa hẳn đã tốt cho các sản phẩm khác. Thí dụ: Nhật Bản tiêu thụ rất mạnh tôm, chả cá, bạch tuộc, mực... hải sản biển, nhưng lại tiêu thụ rất ít cá tra, basa...

Dó đó, trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản những mặt hàng thủy sản mạng tính thế mạnh của chúng ta gồm tôm, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể, cá ngừ… Đồng thời có những giải pháp chính sách mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực; đặc biệt là tập trung giải quyết một cách triệt để vấn đề dư lượng trifluralin quá mức cho phép trong tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, tránh để Nhật cấm nhập khẩu tôm của chúng ta. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàng năm

sang Nhật Bản đạt bình quân 5,4% (2004-2009). Với đà tăng trưởng này, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm 2015.

Dự kiến tông thể kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2011 - 2015 sẽ đạt 6,5 tỷ USD; sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt 1.620 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân lần lượt là: 7,63% và 4,66% năm. Đến giai đoạn 5 năm tiếp theo, giá trị kim ngạch xuất khẩu và sản lượng chế biến xuất khẩu cũng tăng lên tương ứng, đạt 8 tỷ USD và 1.900 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân là 4,24 và 3,24%/ năm. Như vậy, nếu tính theo quy hoạch, tốc độ tăng bình quân về giá trị kim ngạch xuất khẩu là 5,92% và sản lượng thủy sản xuất khẩu là 3,92%/năm. Tương tự, giá trị và sản lượng chế biến thủy sản nội địa trong 2 mốc 2015 và 2020 sẽ đạt 27.000 tỷ đồng; 780 ngàn tấn và 34.210 tỷ đồng; 940 ngàn tấn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 49)