Thực trạng chính sách phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 39)

* FTA với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

FTA không gây tác động lớn, nhưng trong ngắn hạn sản xuất của các nước ASEAN, trừ Thái Lan, sẽ giảm. Trong dài hạn, các nước Indonesia, Philippines và Thái Lan sẽ có lợi trong khi Việt Nam và các nước ASEAN còn lại sẽ gặp khó khăn.

Sản xuất sẽ tăng đối với hầu hết các nước ASEAN, trừ Việt Nam. Tuy nhiên, do xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng và với mức giá của thị trường EU cao hơn so với nhiều thị trường khác nên người sản xuất sẽ có lợi, trong khi người tiêu dùng sẽ không được lợi do giá tăng.

Với việc thực hiện FTA, xuất khẩu thủy sản của các nước ASEAN đang sản xuất thủy sản mạnh sẽ tăng ngay. Sau quá trình tái cơ cấu dài hạn, xuất khẩu sẽ tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tuy nhiên mức độ cụ thể sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thỏa thuận quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm này trong FTA, vì một số nước phải nhập nguyên liệu thủy sản. Xuất khẩu nguyên liệu sẽ giảm vì phải dành cho công nghiệp chế biến.

Mặc dù tương quan tác động của FTA tới thủy sản không lớn như đối với nhiều lĩnh vực khác, nhưng do thuỷ sản là ngành sản xuất quan trọng của nhiều nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia và Philippines trong khi EU là một trong các thị trường nhập khẩu lớn nhất nên tác động của FTA tới ngành thủy sản sẽ rất lớn.

Trong dài hạn, lao động trong ngành thủy sản của Thái Lan, Indonesia và Philippines sẽ tăng, trong khi giảm 0,3 – 3% ở Việt Nam và các nước ASEAN còn lại.

* VJEPA với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) với cam kết giảm thuế một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam xuống mức 0% trong đó có mặt hàng chủ lực là tôm; Đồng thời có 8 dòng thuế thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm. Các dòng thuế phổ biến có mức thuế MFN ban đầu từ 3,5% đến 7,2%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng này rất lớn, chiếm đến 8% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là các mặt hàng như động vật thân mềm, cá đông lạnh là có ưu đãi lớn nhất; Cùng với đó là lộ trình giảm thuế từ 5 đến 10 năm trong lĩnh vực thuỷ sản: Theo cam kết giảm thuế của Nhật Bản, có 96 dòng thuỷ sản có các lộ trình giảm thuế khác nhau, từ 5 đến 10 năm. Các mặt hàng này phần lớn có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật chưa cao nhưng xét về dài hạn lại rất tiềm năng. Nhiều sản phẩm loại này đã được xuất khẩu sang thị trường như Hoa Kỳ, EU.

Đối với một số nhà nhập khẩu, kể từ khi hiệp định VJEPA có hiệu lực cho đến nay, tình hình kinh doanh sản phẩm nhập khẩu từ Nhật chưa có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chính được các doanh nghiệp nêu ra là do lộ trình giảm thuế còn dài nên những thay đổi về thuế suất chưa có những tác động đáng kể lên giá cả hàng hóa trong thời gian qua.

Trong thống kê gần đây nhất của Tổng cục hải quan, thủy sản, dệt may, da giày là những ngành có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật cao nhất. Một vài loại thuế áp dụng cho mặt hàng dệt may, thủy sản đã được miễn hoặc cắt giảm ngay sau khi hiệp định được thông qua tháng 12-2008, tuy nhiên, hiệu quả cho đến nay vẫn chưa thấy rõ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w