Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 30)

thời gian vừa qua.

Với vị trí thứ 6 về xuất khẩu thủy sản và thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản (sau Ấn Độ và Trung Quốc), Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang những thị trường chính là: Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc.

Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu truyền thống của thủy sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Nhật Bản.

Nguồn vietbao.vn tháng 4 năm 2011

Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm: chủ yếu là tôm và các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ. Tổng giá trị kim nghạch xuất khẩu tăng lên qua các năm:

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

Đơn vị: triệu USD

Năm 2008 2009 2010

Giá trị 828 758 894

Tốc độ tăng(%) 11 - 8,5 18

Nguồn: Tạp chí thủy sản tháng 4

Nhật Bản từ năm 2000 đến năm 2010

Nguồn Tạp chí thủy sản tháng 4

Biểu đồ 2.3: Sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính sang Nhật Bản năm 2010 (Giá trị)

Nguồn Tạp chí thủy sản tháng 4

Hiện nay, kim nghạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không những tăng liên tục mà còn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị trường Nhật Bản.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật đạt 894 triệu USD, tăng gần 18% so năm 2009. Đặc biệt, Việt Nam trở thành nhà cung cấp tôm đông lạnh hàng đầu vào Nhật, chiếm 21% thị phần.

Xuất khẩu tôm tăng mạnh: Tôm tiếp tục dẫn đầu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, chiếm đến 39.9% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đạt tương ứng 151.9 nghìn tấn và 1,285 triệu USD trong giai đoạn từ 01/01/2010 đến 15/09/2010, tăng lần lượt 14.2% và 20.97% so với cùng kỳ năm 2009.

Nguồn cung tôm từ Vịnh Mexico, nguồn cung cấp tôm chủ yếu cho Mỹ, bị suy giảm vì sự cố tràn dầu đã giúp nhu cầu nhập khẩu tôm tại thị trường Mỹ tăng lên. Bên cạnh đó, các nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ, Thái Lan bị mất mùa nên cũng là cơ hội cho xuất khẩu tôm của Việt Nam qua Mỹ gia tăng cả sản lượng và giá cả. Nhật Bản vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam, tăng 13.4% về lượng và tăng 17.5% về giá trị trong giai đoạn 01/01/2010 đến 15/09/2010.

Nguồn: Vasep

Năm 2011, Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản có thể gặp thuận lợi do sự cố hạt nhân bởi người dân Nhật sẽ rất cần thực phẩm sạch, trong đó có tôm đông lạnh. Điều này được thế hiện ở đơn đặt hàng từ phía Nhật Bản tăng vọt với mức giá vẫn giữ ở mức cao không hề giảm. Nguyên nhân là do sau thảm hoạ động đất có thể dẫn đến một số loài thủy sản có thể bị cấm khai thác tại nước này do nhiễm phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân, nên đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng đầu tiên của năm 2011 đạt gần 435 triệu USD, tăng 39,1% so với tháng 1/2010, là một trong những ngành hàng có mức tăng cao nhất.

Giai đoạn 2006 - 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng đều đặn qua từng năm, sản lượng tăng gấp 6 lần so với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch đến năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích 3,7%/năm, tốc độ tăng bình quân về sản lượng trung bình 27%/năm.

Nguồn vnbusiness.vn ngày 11/03/2011

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w