Giải pháp hoàn thiện chính sách 1 Chính sách vốn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 51)

3.2.1. Chính sách vốn.

3.2.1.1. Vốn từ Ngân sách.

3.2.1.1.1. Tăng cường vốn đầu tư cho ngành thủy sản.

Số liệu thống kê năm 2009 cho thấy số vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước cho ngành thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu vốn đầu tư chung cho toàn nền kinh tế. Tổng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước là 287,534 tỷ đồng, gồm nguồn ngân sách Nhà nước chiếm 64,3% (184.941 tỷ đồng), nguồn vốn vay chiếm 14,1% và vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và nguồn khác chiếm 21,6%. Trong đó, vốn đầu tư cho thủy sản là 1.480 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,51% trong tổng vốn đầu tư năm 2009. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch năm 2010 trực tiếp cho ngành thủy sản dự kiến là 132,7 tỷ đồng chiếm 2,48% vốn thực hiện đầu tư của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Với tỷ lệ vốn đầu tư thấp đó gây không ít khó khăn cho ngành thủy sản bởi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức: hệ thống cảng biển bến đỗ, tàu thuyền khai thác còn quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu. Rõ ràng đã đến lúc không

chỉ tập trung khai thác nguồn tài nguyên thủy sản có sẵn, mà chúng ta phải nghiêm túc đầu tư vào sự phát triển của ngành thủy sản theo chiến lược dài hạn, bền vững.

Chính phủ cần cân nhắc tăng cường vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản: tàu thuyền, cảng biển…; hỗ trợ vốn, con giống, đào tạo kỹ thuật cho người nuôi trồng; hỗ trợ vốn kinh doanh, phát triển thị trường cho doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu.

3.2.1.1.1. Đầu tư tập trung theo dự án, có trọng điểm tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.

Do tầm quan trọng của các dự án đầu tư phát triển, do đặc điểm phức tạp về mặt kỹ thuật, do hậu quả và hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đầu tư có thể đem lại cho nền kinh tế nói chung và cho ngành thủy sản nói riêng; đồng thời, do ngân sách phải đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế trong khi nguồn vốn hạn hẹp, việc đầu tư nhỏ giọt là nguyên nhân dẫn đến nợ đọng, kéo dài tiến độ và đây cũng là nguyên nhân khiến cho hàng loạt dự án được vạch ra nhưng không được thực hiện vì thiếu kinh phí. Ví dụ như Chương trình phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến năm 2010 có nhiều dự án nhưng không triển khai được do không có nguồn kinh phí.

Do đó, thời gian tới, với số vốn 40.000 tỷ đồng được Chính phủ duyệt cho Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020; và 57.400 tỷ đồng được Chính phủ phê duyệt theo Đề án phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, Chính phủ cần:

- Quản lý, giám sát việc giải ngân, hướng vào trọng điểm để đạt mục tiêu đề ra. 6 nhóm dự án cần ưu tiên, gồm:

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung;

+ Phát triển hệ thống giống thủy sản;

+ Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, phòng trị bệnh và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản;

+ Đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một số đối tượng có giá trị xuất khẩu cao;

+ Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản;

+ Xây dựng hệ thống thông tin, thống kê phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Cần có sự kiểm, tra giám sát sự phối hợp giữa các địa phương với nhau, đặc biệt cần có mối liên hệ ngược để giám sát hiệu quả sau đầu tư.

- Khắc phục những vấn đề trong quản lý: nghiệp vụ, cơ chế, phối hợp, tổ chức quản lý, giải phóng mặt bằng…

3.2.1.2. Vốn từ hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. 3.2.1.2.1. Khuyến khích chương trình “Tiếp sức doanh nghiệp ngành thủy sản của ngân hàng thương mại.

Đây là một chương trình cho vay các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản với các gói sản phẩm, dịch vụ tài chính hoàn hảo, có thể đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp về vốn với thời gian tài trợ vốn lưu động nhanh để doanh nghiệp có thể thực hiện mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Cụ thể các gói tài trợ thương mại bao gồm:

- Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.

- Tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ với lãi suất siêu ưu đãi cùng với các sản phẩm dịch vụ ngoại hối với tỷ giá cạnh tranh trên thị trường với sự tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm.

- Các sản phẩm bảo lãnh, tín dụng dành riêng cho các cán bộ, nhân viên công ty chế biến, xuất khẩu.

3.2.1.2.2. Khuyến khích kết hợp với Ngân sách Nhà nước đầu tư vào những doanh nghiệp ưu tiên.

Doanh nghiệp ưu tiên là những doanh nghiệp có thị trường (Nhật Bản) lâu năm ổn định, có lợi thế cạnh tranh và chủ động được nguồn nguyên liệu như: Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT).

Lý do: Trong tương lai, doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi các rủi ro thị trường (phổ biến là việc áp dụng các rào cản thương mại, kỹ thuật) và nguồn nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w