Đánh giá chính sách xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản 1 Đánh giá chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 42)

2.3.1. Đánh giá chung.

Với kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trong năm 2010, Nhật Bản vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chủ yếu trong đó có thủy sản.

Thị trường Nhật Bản đang ngày càng có nhiều tiềm năng hơn so với các thị trường Mỹ và EU do Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (AJCEP) có hiệu lực, mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được miễn, giảm thuế cùng sự tăng giá của đồng Yên Nhật so với USD.

Là mặt hàng xuất khẩu nằm trong "Câu lạc bộ tỷ đô", tính chung năm 2010, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 19% so với cùng kỳ. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2010, thị trường Nhật Bản đứng thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với 637,36 triệu USD, chiếm 18,3%. 11 tháng đầu năm, đạt 807 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2009. Tôm hiện là mặt hàng chủ lực với khối lượng xuất khẩu kỷ lục là 55.600 tấn, trị giá 504 triệu USD, tăng 12,8% về khối lượng và 18,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường thế giới lên 1,68 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm (chỉ tiêu 1,4 tỷ USD).

Biểu đồ 2.7. So sánh mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản 11 tháng năm 2009 - 2010

Nguồn vnbusiness.vn ngày 18/01/2011

Trong 3 năm trở lại đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản liên tục có sự tăng trưởng 2 con số; ngành thủy sản ngày càng có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của Việt Nam. Có được kết quả đó là do Chính phủ đã nhận định thủy sản là một ngành có đặc điểm đặc thù, đã có nhưng giải pháp hỗ trợ người nông dân về vốn, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến; hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu về vốn, về thị trường, về thuế…

Bên cạnh những thành tựu đạt được, còn không ít hạn chế trong vấn đề đưa chính sách ra áp dụng trên thực tiễn. Hiện tại, đa phần việc nuôi trồng thủy sản của người dân còn mang tính tự phát do quy hoạch chưa được đem ra áp dụng, vẫn còn trên giấy tờ. Điều này ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường nuôi trồng, làm giảm sản lượng.

Ví dụ cụ thể: Tháng 10/2010, một số lô tôm từ Việt Nam vào Nhật Bản bị

phát hiện nhiễm trifuralin vượt quá giới hạn, cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản đã quyết định áp chế độ kiểm tra 100% các lô tôm từ Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động xuất khẩu tôm. Giải quyết vấn đề, Tổng cục Thủy sản đang thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước

tăng cường triển khai các biện pháp cấm lưu thông và sử dụng trifluralin trong nuôi trồng thủy sản để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Về lãi suất cho vay doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn cao, khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Thủ tục thế quan còn rườm rà, cản trở tiến trình xuất cảnh của hàng hóa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w