Điều kiện thực hiện các giải pháp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 57)

Để thực hiện những giải pháp hoàn thiện như ý kiến của tôi nêu ra bên trên thì những công việc cần thiết là:

3.3.1. Về quan điểm khi xây dựng chính sách.

Khi doanh nghiệp chúng ta gia nhập đội ngũ xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đặc biệt là khi chúng ta đang tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực với hàng loạt những hiệp định thương mai song phương và đa phương, hàng thủy sản xuất khẩu của chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển tại thị trường Nhật. Nhưng cạnh đó, tính cạnh tranh sẽ gay gắt hơn vì hầu hết các nước đi trước chúng ta (Thái Lan, Ấn Độ…) có những lợi thế so sánh hơn chúng ta rất nhiều về lộ trình cắt giảm thuế quan, về sản phẩm, về thị trường… Do đó, chính sách xuất khẩu thủy sản vào thị trường này cần nêu rõ quan điểm vừa hợp tác phát triển, vừa cạnh tranh.

Cần xây dựng một cơ chế quản lý Nhà nước một cách chuẩn hóa đối với hoạt động xuất khẩu thống nhất theo quy định của Việt Nam và quốc tế. 3.3.2. Về nội dung cơ chế chính sách.

- Đối với chính sách đầu tư:

Cần có chủ chương khuyến khích sản xuất những mặt hàng có thế mạnh trong xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản: tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc. Đồng thời phải hướng việc đầu tư ưu tiên cho những vùng có thế mạnh sản xuất những mặt hàng trên, tránh tình trạng vốn đầu tư dàn trải không thu được hiệu quả rõ ràng.

- Đối với chính sách công nghệ:

+ Cần đầu tư phát triển cho khoa học cộng nghệ một cách thỏa đáng nhưng phải được tính toán chi tiết, cụ thể trên cơ sở do sánh giữa lợi ích kinh tế với chi phí nhập khẩu và sản xuất.

+ Cần đầu tư khoa học công nghệ cho phát triển nguồn nguyên liệu cho toàn ngành thủy sản. Thực tế trong thời gian đầu năm 2011, do thiếu nguyên

liệu, công suất của các nhà máy chế biến thủy sản chỉ đạt trung bình 25%. Nguyên nhân là giá nguyên liệu tăng mạnh, nguồn cung cấp thiếu hụt.

- Đối với chính sách thị trường:

+ Cần hoạch định một chiến lược tổng thể, đánh giá một cách toàn diện về cơ hội, thách thức và những giải pháp thích nghi đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. - Đối với chính sách thuế:

+ Công khai, minh bạch hóa và thực hiện đơn gian hóa thủ tục hành chính.

+ Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu. Để khuyến khích xuất khẩu, việc dần dần bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan là một trong những giải pháp cần thiết. Nhưng phải tuân thủ nhưng nguyên tắc nhất định trong những điều kiện kinh tế cụ thể.

+ Cần đơn giản hóa chế độ hoàn thuế nhất là đối với nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Một số công việc cụ thể cần làm ngay để thực hiện giải pháp:

- Cần thành lập những tổ chuyên viên điều tra thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là ở những vùng kinh tế thủy sản được coi là trọng điểm. Từ đó đánh giá một cách tổng thể nhất những điểm mạnh và điểm yếu chúng ta có để phát triển kinh tế thủy sản. Đồng thời có những chính sách đầu tư hợp lý.

- Thường xuyên cử đoàn thanh tra đến những công trình đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ ngành thủy sản để hướng dẫn thực hiện và đảm bảo rằng vốn Ngân sách được sử dụng một cách hợp lý.

- Đào tạo cán bộ thủy sản trực tiếp cho từng địa phương đặc biệt là những địa phương có thế mạnh về kinh tế thủy sản. Đào tạo về kỹ thuật quy hoạch, về kỹ thuật nuôi trồng để thông qua đó phổ biến kiến thức cho người ngư dân.

- Đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho từng địa phương quy hoạch đồng thời có chính sách khuyến khích đối với những địa phương dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng sản lượng, chất lượng thủy sản, nhằm giúp thúc đẩy sự cố gắng, sức sáng tạo trong hoạt động sản xuất của mình.

- Mở những buổi meeting hướng dẫn chi tiết nội dung và những điều cần lưu ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về những hiệp định đối tác kinh tế của Việt Nam với đối tác Nhật Bản.

- Tổ chức những Festival thủy sản với những hội thảo về thực trạng và tiềm năng phát triển của thủy sản Việt Nam, nhằm mục đích xúc tiến thương mại; tạo cho thủy sản Việt Nam một thương hiệu trên thị trường.

KẾT LUẬN

Thủy sản là ngành kinh tế truyền thống của Việt Nam. Với lợi thế về điều kiện địa lý, về tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, xuất khẩu thủy sản đã và

đang đóng góp tỷ lệ ngày càng lớn trong GDP của toàn ngành và của toàn nền kinh tế quốc dân. Thị trường Nhật Bản là thị trường lớn, là thị trường mục tiêu qua trọng trong xuất khẩu thủy sản của nước ta. Không giống với các thị trường khác: Mỹ, EU. Thị trường Nhật Bản có một chế độ ưu đãi về thuế quan, phi thuế quan nhập khẩu đối với hàng thủy sản Việt Nam. Song bên cạnh đó, Nhật Bản xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản cũng mang tới nhiều rủi ro mà doanh nghiệp nước ta sẽ phải đối mặt: về cạnh tranh, về kỹ thuật…

Do đó, can thiệp của Nhà nước thông qua chính sách xuất khẩu thủy sản vào thị trường này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tăng của toàn ngành và của nền kinh tế quốc dân. Song trong quá trình ban hành và thực thi chính sách vẫn có nhiều vấn đề bất cập và cần có những chủ chương để khắc phục, hoàn thiện. Vì vậy, với kiến thức em đã được học cùng sự chỉ dẫn của thầy cô em đã mạnh rạn đi vào phân tích, đánh giá một số chính sách xuất khẩu đối với thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Qua đó nâng cao kiến thức cho công việc của mình sau này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 57)