Chính sách quy hoạch nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 54)

Quy hoạch có vai trò quyết định đến hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm và môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, thời gian tới, Chính phủ cần có những giải pháp hữu hiệu trong chính sách quy hoạch nuôi trồng, tránh tình trạng tự phát, gây tổn thất cho người dân, doanh nghiệp và chất lượng môi trường.

- Chỉ đạo tập trung quy hoạch nuôi trồng theo vùng kinh tế và yêu cầu các địa phương phải có những chiến lược quy hoạch nuôi trồng phù hợp, báo cáo với trung ương;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản.

- Thẩm định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản của các vùng kinh tế.

- Nâng cao chất lượng và thời gian thẩm định các quy hoạch để nhanh chóng áp dụng trên thực tiễn.

- Có kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể trong phân vùng quy hoạch.

3.2.3. Chính sách phát triển thị trường.

Hiệp định đối tác kinh tế đa phương (FTA) và song phương Việt-Nhật (VJEPA) đặt ra trước mắt doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của chúng ta hàng loạt thuận lợi cũng như khó khăn. Và việc doanh nghiệp có tận dụng được cơ hội mở ra để phát triển hay không là cả một vấn đề cần bàn, trong đó doanh nghiệp và Nhà nước đều có vai trò hết sức quan trọng.

Để có thể biến thuận lợi từ những hiệp định đối tác kinh tế mang lại thành lợi nhuận cho doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu rất kỹ lưỡng. Ngoài việc doanh nghiệp chế biến suất khẩu thủy sản cần có sự tìm

hiểu về nội dung, quy định, thời gian áp dụng đối với từng mặt hàng trong các hiệp định thì:

- Bộ Công Thương cần có những thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể về lộ trình giảm thuế các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản;

- Yêu cầu các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tự tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định theo chính sách nhập khẩu mặt hàng thủy sản của đối tác Nhật Bản: về thời gian giao hàng, thanh toán, về thủ tục nhập cảnh …;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu nhằm đảm bảo uy tín với đối tác. Điều này đặc biệt quan trọng nhất là đối với đối tác có yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao như Nhật Bản.

Cạnh đó, Bộ Công Thương cần phối hợp với cơ quan phát triển thị trường, với doanh nghiệp có những hoạt động nhằm tạo cho hàng thủy sản Việt Nam một thương hiệu có tầm ảnh hưởng trên thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường thế giới nói chung.

Lý do: Trong thời gian gần đây, thủy sản của Việt Nam tuy được xuất đi rất nhiều nước trên thế giới nhưng hầu như toàn bộ đều phải mang nhãn, mác của nước khác. Cạnh đó, lĩnh vực nông-thủy trong 43 doanh nghiệp được công nhận là thương hiệu quốc gia và 116 doanh nghiệp có sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn hiện vẫn chưa có thương hiệu nào đủ mạnh để xâm nhập thị trường thế giới. Đây là một thực tế đáng buồn.

Song song với việc tạo cho thủy sản Việt Nam một thương hiệu có tầm ảnh hưởng trên thị trường, Bộ Công Thương cũng cần có chiến lược tạo thương hiệu cho một mặt hàng đại diện cho thủy sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản và thế giới.

3.2.4. Chính sách thuế.

Tác động của thuế xuất khẩu đối với nền kinh tế xét trên góc độ quốc gia thì nó sẽ mang lại thu nhập thuế cho đất nước. Nhưng đứng trên giác độ

doanh nghiệp xuất khẩu thì thuế xuất khẩu lại làm giảm phúc lợi do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của doanh nghiệp. Thuế xuất khẩu cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc hoàn thiện chính sách thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.

- Trước tiên trong tình hình các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản báo cáo khó hoàn thuế vì vướng thủ tục. Nhà nước cần chỉ đạo Bộ Tài Chính rà soát hệ thống thủ tục hải quan, chú trọng vào những vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu phàn nàn để có những sửa đổi, bổ sung hợp lý, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

- Cần có những giải pháp đồng bộ thuế xuất khẩu đối với toàn nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng. Thuế xuất nhập khẩu nước ta tuy đã được sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng bộ, nội dung chưa bao quát được hết các đối tượng, các nguồn thu. Thuế nhập khẩu ở nước ta vừa đánh theo tính chất hàng hóa, vừa đánh theo mục đích sử dụng nên dễ tạo ra những sơ hở, bất hợp lý để cho các đối tượng làm ăn bất chính lợi dụng. So với các nước khác, biểu thuế suất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn còn phức tạp, bao nhiều dòng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng có nhiều mức thuế suất khác nhau: giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừa không phù hợp với xu thế hội nhập, vừa tạo kẽ hở để đối tượng nộp thuế lợi dụng trốn thuế. Chẳng hạn, cùng một loại hàng hóa nhưng lúc nhập khẩu chỉ cần khai báo sai lệch đặc tính của chúng là có thể được hưởng mức thuế suất có lợi hơn hoặc chỉ cần khai đặc tính của loại hàng hóa có thuế suất thấp, nhưng sau khi nhập khẩu sẽ cải tạo, thay đổi kết cấu thành loại hàng hóa có trị giá thương mại cao hơn. Do vậy, cần tiếp tục sửa đổi các biểu thuế suất.

- Chính sách thuế xuất khẩu sang Nhật Bản cần phù hợp với những yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới, thông lệ quốc tế, cam kết của 2 bên.

- Cần nâng cao năng lực của cơ quan thuế nói chung, hải quan nói riêng; sắp xếp lại tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đào tạo và đào tạo lại công

chức ngành thuế quan theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp; xây dựng hệ thống quản lý đạt chuẩn ISO 9001.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w