Thực trạng chính sách suất khẩu thủy sản sang Nhật bản 1 Thực trạng chính sách vốn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 35)

2.2.1. Thực trạng chính sách vốn.

Hiện nay, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 xác định sẽ ưu tiên vốn cho xuất khẩu. Với các giải pháp được đưa ra như sau:

- Đề xuất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ chế phân bổ tín dụng theo mức độ ưu tiên đối với các lĩnh vực, trong đó dành ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu. Đề xuất cơ chế, chính sách về tín dụng, lãi suất theo hướng tạo điều kiện thuận lợi về tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hộ nông dân; ưu tiên cấp tín dụng và bảo đảm cung ứng đủ vốn cho nông dân và các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu và sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là vào các thời điểm trước khi bắt đầu vụ thu hoạch để giữ giá, tránh thiệt hại cho nông dân, tạo sự chủ động về nguồn hàng cho xuất khẩu.

- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; phối hợp triển khai thực hiện Đề án thí điểm “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh; đề xuất và phối hợp với Bộ Tài chính xem xét miễn, giảm

thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế nguyên liệu đầu vào đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giày, thủy sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,…

- Nâng cấp hạ tầng mạng và trang thiết bị hải quan điện tử, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thông quan hàng hóa, sớm triển khai chương trình Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt trong lĩnh vực hải quan để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được thông quan hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả kinh doanh.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng rà soát và đề xuất phương án giải quyết tình trạng thu phí bất hợp lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó có việc thu phí của các hãng tàu, đại lý hãng tàu.

Song trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn gặp khó khăn về vốn và tiếp cận vốn.

Theo Bộ Công Thương, 3 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu toàn nền kinh tế đạt 19.25 tỷ USD, tăng 33,7% so với năm 2010. Nhưng để có được mức tăng trưởng trong các quý tiếp theo là điều không hề đơn giản bởi các doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó vấn đề đáng lo ngại nhất là khó khăn về vốn và tiếp cận vốn cho vay.

Lãi suất với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn cao là khó khăn được xác định là lớn nhất hiện nay. Với mức lãi suất vay lên đến 21 - 22% thì ngành thủy sản sẽ không đủ sức vươn xa để cạnh tranh với thủy sản thế giới.

Mặc dù chính sách ưu đãi về vốn đã có, các ngân hàng cũng đã tăng tỷ lệ cho vay sản xuất kinh doanh, xuất khẩu: Ngân hàng Phát triển Việt Nam VIB năm 2010 đã cho vay xuất khẩu 20.000 tỷ đồng và năm nay tăng lên đến 30 - 35.000 tỷ đồng; trong đó, ưu tiên cho ngành thủy sản 20 - 30%. Nhưng một trong những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt là vấn đề doanh nghiệp phải đảm bảo được khả năng trả nợ của mình với ngân hàng.

Bảng 2.3. Phân phối vốn cho Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020

Giai đoạn 2011-2015 2016-2020

Số lượng (tỷ đồng) 25 15

Cơ cấu (%) 62,5 37,5

Nguồn Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Cơ cấu nguồn vốn huy động: - Ngân sách nhà nước: 10% - Vốn vay tín dụng đầu tư: 10% - Vốn vay thương mại: 50%.

- Vốn tự có và vốn huy động của các tổ chức, cá nhân: 30%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w