Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản 1 Đặc điểm của thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 25)

Nhật Bản là một nền kinh tế lớn, dân số đông, có sức mua lớn, khả năng chi trả cao. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản liên tục gia tăng, trong đó đáng kể nhất là hàng may mặc, thủy hải sản, đồ gỗ… Đã có nhiều hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, nhưng nhìn chung thị phần còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1,19% tổng kim ngạch xuất khẩu của thị trường này (trong khi một số nước ASEAN có tỷ trọng lớn hơn như Thái Lan 2,73%, Malaixia 3,05%, indonexia 4,27%...

Giống như nhiều thị trường các nước phát triển khác, Nhật Bản không thi hành chính sách bảo hộ thị trường bằng thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm công nghiệp. Mức thuế trung bình đối với hàng công nghiệp nhập khẩu chỉ dưới 5%, mức thuế này không có tính chất bảo hộ. Có tới trên 95% dòng thuế đối với nhóm hàng công nghiệp của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản có mức thuế suất bằng 0%, nếu tính cả những sản phẩm sẽ được giảm và loại bỏ thuế theo lộ trình 10 năm trong cam kết của Hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật VJEPA thì con số trên là 97%. So với nhóm sản phẩm nông nghiệp, các yêu cầu về kỹ thuật đối với hàng công nghiệp không phải là trở ngại lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Vì thế, việc giảm thuế nhập khẩu, thậm chí là xuống mức 0% là một thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với nhóm hàng dệt may, giày dép, linh kiện điện tử…

Nhật Bản là một trong những nước áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. Những tiêu chuẩn của Nhật Bản hầu như tương đương, thậm chí là cao hơn cả một số tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản là bắt buộc đối với các nước khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Nhưng để khuyến khích hoạt động thương mại với thị trường Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản thường hợp tác với các nước đối tác (trong đó có Việt Nam), trong việc nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của hàng hóa xuất khẩu theo các yêu cầu của phía Nhật Bản.

VJEPA đã chính thức có hiệu lực từ 1/10/2009, bao quát hầu hết những cam kết kinh tế-thương mại trước đó giữa hai nước về mở cửa thị trường. VJEPA còn được đánh giá là vượt lên trên cả những cam kết của Hiệp định

đối tác kinh tế ASEAN–Nhật Bản (AJCEP). Nội dung cơ bản mà VJEPA mang lại là lộ trình giảm thuế đối với hàng hóa của Nhật Bản xuất khẩu vào Việt Nam là 15 năm và hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản là 10 năm. Đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, kể từ khi VJEPA có hiệu lực, nhóm sản phẩm công nghiệp có 6.762 dòng sản phẩm được giảm thuế; sản phẩm dệt may có 1.978 dòng thuế có mức thuế nhập khẩu bằng 0% (giảm từ mức trung bình 7% trước đó); sản phẩm da giày có thuế nhập khẩu giảm xuống 0% trong 5-10 năm: những mặt hàng có tính cạnh tranh cao của Việt Nam như thủy hải sản (tôm, cua, ghẹ, sản phẩm chế biến…) có thuế suất bằng 0% ngay khi VJEPA có hiệu lực. Ngoài yếu tố thuế suất, Việt Nam còn được hưởng một số lợi ích khác từ VJEPA như: Phía Nhật Bản hỗ trợ các dự án về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo cơ chế tham vấn chính sách thương mại nhằm ngăn chặn những biện pháp hạn chế buôn bán, minh bạch hóa về chính sách hải quan, về cơ chế quản lý hạn ngạch và cấp phép.

Ngay tại thời điểm VJEPA có hiệu lực, có hơn 7.000 mặt hàng xuât khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất bằng 0%, nhất là các nhóm hàng nông sản, thủy hải sản, đồ nội thất… có thể thâm nhập thị trường Nhật Bản mà không vướng phải rào cản kỹ thuật gì. Điều này khiến nhiều DN Việt Nam tận dụng cơ hội để tìm kiếm đơn hàng và bạn hàng mới tại thị trường Nhật Bản.

Đối với nhóm hàng thủy hải sản: Có ít nhất 86% sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi, trong đó tôm được giảm thuế nhập khẩu xuống còn 1–2% ngay thời điểm VJEPA có hiệu lực. Lâu nay, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là cá tra, cá basa, cá hồi, cá bò, cá ngừ hun khói, mực, ghẹ… Đây là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Hiện nay, các DN Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản, bởi trước đó nhiều DN xuất khẩu tôm phải cạnh tranh khá vất vả với sản phẩm đến từ nhiều xuất xứ, nhất là từ các nước ASEAN khác, vì họ đã có hiệp định song phương với Nhật Bản trước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w